Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng

Một phần của tài liệu SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực chơi ở các góc trải nghiệm (Trang 29 - 31)

Việc thực hiện đề tài này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc cung cấp kiến thức, kỹ năng nhận thức cũng như tư duy phát triển toàn diện cho trẻ. Để thực hiện tốt được đề tài này và nhân rộng tới các giáo viên trong trường cũng như trường bạn, cần có sự quan tâm hơn nữa của Đảng, Nhà nước đến chế độ chính sách đãi ngộ cho giáo viên mầm non, sự chỉ đạo sát sao của các cấp các ngành, tạo điều kiện bồi dưỡng chuyên môn, tu bổ cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, khu trải nghiệm hiện đại, khang trang. Đồng thời bản thân giáo viên phải là người trực tiếp nỗ lực phấn đấu, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trách nhiệm trong công tác thể hiện ở việc tự chăm lo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, dành nhiều thời gian nghiên cứu chuyên môn, sưu tầm và làm đồ dùng, tích cực cho trẻ được hoạt động. Giáo viên nhạy bén trong áp dụng các phương pháp mới, linh hoạt xây dựng và thực hiện kế hoạch phù hợp với độ tuổi trẻ, phù hợp theo chủ đề, áp dụng tốt phương pháp dạy học tích cực vào lớp học, biết kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú cho trẻ, khen chê đúng mức, động viên khích lệ kịp thời đối với trẻ. Tạo cho trẻ có thời gian, điều kiện, cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm trong khi chơi. Giữ vững mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh, nhờ phụ huynh hỗ trợ đồ dùng, đồ chơi. Phối hợp chặt chẽ thống nhất giữa ban giám hiệu, phụ trách chuyên môn và giáo viên, giữa các giáo viên với nhau, giữa gia đình và nhà trường để cùng thống nhất thực hiện mục tiêu cùng giúp trẻ phát triển.

1. Kết luận

Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, bản thân tôi nhận thấy sự thay đổi rõ rệt ở trẻ. Trẻ bị thu hút, lôi cuốn và thật sự hứng thú vào hoạt động chơi ở các góc, trẻ tự tin thể hiện mình. Từ đó trẻ lĩnh hội được vốn kiến thức, kỹ năng mới cho bản thân. Không chỉ có vậy, qua các giờ chơi trải nghiệm, sáng tạo tư duy của trẻ được kích thích nhiều hơn, trí tưởng tượng phong phú hơn thông qua đó giúp trẻ phát triển trí tuệ của mình. Để đạt được kết quả như vậy đòi hỏi:

Giáo viên phải nỗ lực học hỏi, tìm hiểu và ứng dụng được nhiều hơn những tri thức, phương pháp mới trong công tác giảng dạy.

Cần dành thời gian để trẻ suy nghĩ, chờ đợi, khuyến khích trẻ sáng tạo, tìm ra cách làm, cách giải quyết khác với bạn, biết lựa chọn cách tốt hơn. Các câu trả lời hoặc những cách làm của trẻ đúng hay sai không quan trọng bằng việc biết được trẻ suy nghĩ, tìm ra câu trả lời bằng cách nào.

Xử lý tình huống một cách linh hoạt, mềm dẻo và phù hợp, đúng thời điểm.

Phải biết tận dụng nguyên vật liệu có sẵn để làm đồ dùng, đồ chơi phù hợp với bài dạy, hấp dẫn với trẻ.

Không ngừng học hỏi, tiếp thu những cái mới từ bạn bè, đồng nghiệp, từ các phương tiện thông tin, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc, đến gần công nghệ thông tin ngay từ bậc học mầm non.

- Thường xuyên trao đổi kết hợp cùng phụ huynh để đưa ra cách bồi dưỡng, dạy trẻ có khoa học.

Với những kinh nghiệm trên tôi đã áp dụng vào quá trình thử nghiệm giảng dạy tại lớp 5 tuổi do tôi phụ trách đã đạt hiệu quả đáng kể: Trẻ lớp tôi mạnh dạn tự tin biết bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách tự nhiên trong giao tiếp, hứng thú say mê trong giờ chơi, có kỹ năng chơi thành thạo, quan trọng hơn là trẻ biết vận dụng những hành vi văn minh, lời nói có văn hóa vào cuộc sống thực hàng ngày. Bên cạnh đó bản thân tôi có kỹ năng sư phạm vững

vàng, được phụ huynh tin tưởng nhiệt tình ủng hộ, được BGH nhà trường và bạn đồng nghiệp đề cao. Đó là niềm vui, niềm tự hào khi mình lựa chọn nghề dạy học.

Một phần của tài liệu SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực chơi ở các góc trải nghiệm (Trang 29 - 31)