Cần có biện pháp xử lý hành vi xâm hại công trình thủy lợ

Một phần của tài liệu tiểu luận, thể loại phản ánh trên báo chí (Trang 35 - 37)

III. Một số giải pháp nâng cao chất lượng bài phản ánh

5.Cần có biện pháp xử lý hành vi xâm hại công trình thủy lợ

Toàn tỉnh có hơn 2.000 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, tổng năng lực tưới đảm bảo 2 vụ lên tới gần 20.000 ha. Tuy nhiên, một thực tế đặt ra hiện nay là tình trạng xâm hại công trình thủy lợi diễn ra phổ biến, nhưng việc xử lý gần như không có.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tiến- Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên thủy nông Bắc Kạn (Công ty Thủy nông) thì việc xâm hại các công trình thủy lợi diễn ra ở khắp mọi nơi, với mọi hình thức như đục khoét mương bê tông để lấy nước, phá hỏng mặt đập dâng, xây dựng các công trình trên thân đập hồ chứa nước… dẫn tới nhiều công trình xuống cấp, hư hỏng nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp tới nông dân vùng hưởng lợi.

Đơn cử như tại thân đập hồ Bản Chang (Ngân Sơn), một dự án cấp điện đã đào hố chôn cột điện trên thân đập, sau đó do phản ứng quyết liệt của Công ty Thủy nông nên dự án này đã phải chọn phương án khác. Hay tại hồ chứa nước Bản Giang (Lương Thượng, Na Rì) một hộ dân đã tự ý xây dựng công trình dân sinh trên thân đập, hoặc tuyến mương bê tông ở thị trấn Nà Phặc (Ngân Sơn) bị đơn vị thi công Trường THPT Nà Phặc xâm hại không thương tiếc, toàn bộ tuyến mương đã bị vùi lấp trong thời gian dài khiến cho sản xuất nông nghiệp của nông dân trong vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vụ việc đã phải trải qua hàng chục cuộc họp mới được giải quyết nhưng cũng chỉ là khắc phục mà không bị phạt gì cả. Hoặc trong quá trình thì công tuyến tỉnh lộ 258, đơn vị thi công đã lấp mất tuyến mương bê tông ở phía taluy âm thuộc xã Yến Dương (Ba Bể), sau nhiều lần khiếu nại, nhà thầu cũng mới chỉ tạm khắc phục nhưng cũng không triệt để.

Ngoài ra, theo thiết kế tất cả các công trình mương bê tông nội đồng đều được bảo vệ bằng một lớp đất dọc theo hai bờ của mương, thế nhưng ở hầu hết các tuyến mương nội đồng, bà con đã sử dụng luôn bờ mương làm bờ ruộng, phía dưới đáy mương do đào khoét nên nhiều đoạn đã bị đứt gẫy không thể lưu thông nước trong khi đó nguồn vốn sửa chữa thường xuyên không đáp ứng được yêu cầu sửa chữa thực tế diễn ra. Hoặc tại các hệ thống mương dẫn nước dài liên thôn, liên

xã thì nhiều nơi bà con ta mạnh ai nấy dùng, dẫn tới tình trạng ở đầu mương thì nước dùng cho ruộng, vườn, ao đều thoải mái, còn ở cuối mương thì chịu cảnh thiếu nước rất nghiêm trọng…

Tuyến mương chủ lực của xã Dương Quang (TX. Bắc Kạn) đã bị vùi lấp bằng rác, gạch, đất khiến cho cánh đồng Nà Ỏi phải

bơm nước từ sông Cầu lên sử dụng.

Thêm nữa, do hệ thống kênh mương, đập dâng, hồ chứa nước thủy lợi trải rộng trên địa bàn toàn tỉnh nên công tác bảo vệ công trình và bố trí nhân lực để quản lý, vận hành theo yêu cầu sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Một số địa phương chưa thật sự vào cuộc quản lý công trình và sử dụng nước hiệu quả tiết kiệm, ý thức bảo vệ tài sản Nhà nước của người dân còn nhiều hạn chế nên nhiều công trình bị xâm hại mà chưa có đơn vị nào xử lý.

Mặc dù Nghị định số 140/2005/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi có hiệu lực từ năm 2005, nhưng việc xử lý các hành vi vi phạm trên địa bàn tỉnh mới dừng ở việc nhắc nhở. Còn đơn vị quản lý công trình thuỷ lợi là Công ty Thủy nông khi phát hiện sai phạm chỉ có chức năng lập biên bản, còn thẩm quyền xử phạt thuộc chính quyền sở tại.

Để hạn chế và ngăn chặn tình trạng xâm hại công trình thủy lợi, ảnh hưởng đến dòng chảy cũng như chất lượng nước, thiết nghĩ chính quyền các cấp và ngành chức năng cần đẩy mạnh việc tuyên truyền Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Nghị định số 140/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi để người dân hiểu rõ, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm cùng tham gia bảo vệ công trình; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhất là giữa Công ty Thủy nông và chính quyền địa phương trong quá trình phát hiện, xử lý các vụ vi phạm cũng như quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi nhằm gia tăng tuổi thọ của công trình, phát huy hiệu quả đồng vốn đầu tư của Nhà nước trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương./.

Đạo đức Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu tiểu luận, thể loại phản ánh trên báo chí (Trang 35 - 37)