III. Một số giải pháp nâng cao chất lượng bài phản ánh
3. Chuyển biến trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
vùng cao, giao thương chưa thực sự phát triển đã hạn chế những tác động tiêu cực đến đời sống văn hoá truyền thống của các dân tộc vùng cao. Quan trọng hơn là các cấp uỷ, chính quyền và ngành chức năng của huyện đã thực hiện tốt các nội dung Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII. Việc tuyên truyền, vận động được thực hiện liên tục, thường xuyên và với nhiêu góc độ khác nhau.
Đối với mỗi cá nhân, gia đình, thôn bản, đơn vị đều có cách làm riêng nhằm đạt kết quả cao nhất trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Phong trào “Người tốt, việc tốt” được phát động đã nhận được sự tham gia nhiệt tình và đông đảo của quần chúng nhân dân, cũng như của mỗi cán bộ, đảng viên. Nhiều tấm gương tốt xuất hiện là hạt nhân tích cực góp phần xây dựng quê hương, đất nước tươi đẹp hơn. Đó cũng là cơ sở để xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới.
Đối với “tế bào” của xã hội thì có phong trào xây dựng “Gia đình văn hoá”. Nếp nhà là nơi gìn giữ và phát huy những thuần phong mỹ tục, những tinh hoa văn hoá của mỗi dân tộc. Vì vậy, xây dựng gia đình văn hoá sẽ góp phần tạo dựng một cộng đồng tốt đẹp. Gần 10 năm qua, toàn huyện Pác Nặm có 53.328 lượt gia đình đăng ký danh hiệu gia đình văn hoá, trong đó có gần 27.000 lượt gia đình đạt. Ở cấp độ cao hơn, phong trào xây dựng thôn bản và đơn vị văn hoá cũng được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả. Từ năm 2003 cho đến nay đã có 362 lượt khu dân cư đạt danh hiệu khu dân cư tiên tiến, 403 đơn vị đạt danh hiệu cơ quan, đơn vị văn hoá. Không chỉ là danh hiệu, phong trào xây dựng thôn bản, đơn vị văn hoá thực sự là luồng gió thúc đẩy thi đua lao động, sản xuất.
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc không chỉ là bảo lưu và phát huy những giá trị tốt đẹp mà còn là bài trừ, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, đấu tranh với những sản phẩm văn hoá độc hại. Việc tảo hôn, cưỡng hôn, thách cưới bằng vật chất ở Pác Nặm những năm qua đã giảm dần. Đi cùng với đó là những tín hiệu đáng mừng như: nam nữ kết hôn trên cơ sở tự nguyện, đám cưới tổ chức ngày một đơn giản, gọn nhẹ. Việc tổ chức tang lễ của người dân cũng có những chuyển biến đáng mừng. Trong đám tang phần lớn các gia đình không mời thuốc lá, con cháu dòng họ không ăn bốc, quản quan tài không còn kéo dài như trước. Các lễ hội đầu xuân, các hoạt động văn hoá, thể thao được tổ chức thường xuyên không chỉ giúp người dân rèn luyện sức khoẻ, tạo không khí vui tươi, lành mạnh mà còn là điều kiện tốt để bảo lưu các giá trị văn hoá truyền thống.
Tuy là một huyện còn nghèo, nhưng đời sống văn hoá tinh thần của người dân vẫn được các cấp uỷ, chính quyền địa phương chăm lo phát triển. Những bản sắc văn hoá tốt đẹp được giữ gìn và phát huy là động lực góp phần giúp người dân Pác Nặm xây dựng quê hương mình ngày một tươi đẹp hơn./.
Xuân Nghiệp
Xã hội
3. Chuyển biến trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thôn
Trong thời gian qua, việc thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTgngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ ở tỉnh ta đã tạo được chuyển biến quan trọng, góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo.
Sau khi được đào tạo nghề, phần lớn học viên đã biết vận dụng vào việc phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Xác định tầm quan trọng của công tác dạy nghề, từ năm 2010, tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức triển khai Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" với sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát từ tỉnh đến huyện, xã, phường, thị trấn, sự vào cuộc của các tổ chức, các Hội, đoàn thể và đã đạt được kết quả đáng ghi nhận.
Qua 3 năm triển khai thực hiện, đến nay toàn tỉnh đã có 5.486 lao động được học nghề tại các lớp và có khoảng hơn 4.000 người có việc làm, chiếm 77%. Phần lớn lực lượng lao động của tỉnh là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nên việc lựa chọn tổ chức các mô hình và các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, lâm sản là rất phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với phong tục tập quán lao động sản xuất của người lao động tại địa phương.
Điển hình là qua lớp học nghề thú y, chăn nuôi, nhiều người lao động đã vận dụng một cách có hiệu quả các kiến thức đã học để áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình. Khi chưa được học thì người chăn nuôi chọn giống và phòng bệnh cho vật nuôi chỉ bằng kinh nghiệm nên hiệu quả chăn nuôi không cao. Nhưng sau khi được học nghề nhận thức và thái độ của người dân đối với việc học nghề chăn nuôi đã có sự thay đổi và hiệu quả sản xuất của bà con đã tốt hơn. Cũng như các lớp đào tạo nghề thì lớp trồng cây dong riềng và chế biến các sản phẩm từ tinh bột dong riềng, đây là mô hình kết hợp đào tạo nghề gắn với việc làm cho lao động nông thôn rất phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp thuần túy sang các ngành chế biến nông sản, tạo điều kiện cho nông nghiệp, dịch vụ phát triển. Người dân được đào tạo kỹ thuật sản xuất, bảo quản tinh bột dong riềng, bảo quản sản phẩm miến dong, kiến thức tổ chức sản xuất, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm…
Đồng chí Ma Xuân Thu- Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" của tỉnh cho biết: Sau 3 năm tổ chức thực hiện Đề án đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai dạy nghề cho lao động nông thôn. Công tác tuyên truyền có những kết quả tích cực đã góp phần chuyển biến nhận thức về vai trò của dạy nghề cho lao động nông thôn trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động. Các cơ sở dạy nghề được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu về dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Người lao động nông thôn cũng đã từng bước có nhận thức đúng về đào tạo nghề, học nghề, qua các lớp học nghề người lao động nông thôn đã chủ động hơn trong sản xuất, áp dụng các kiến thức đã học để mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, trong khi triển khai và thực hiện Đề án thì còn gặp nhiều khó khăn về nguồn kinh phí chủ yếu phụ thuộc vào Trung ương, sự tham gia vào cuộc của các thành viên Ban Chỉ đạo Đề án của tỉnh và địa phương chưa thực sự mạnh mẽ. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về dạy nghề còn thiếu và yếu. Các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn hiện mới chỉ dừng lại ở mức quy mô nhỏ...
Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả việc đào tạo cho lao động nông thôn, năm 2013 Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" của tỉnh đã xây dựng kế hoạch chương trình hành động cụ thể. Nâng cao nhận thức của các ngành các cấp, các ngành toàn thể xã hội về đào tạo nghề, tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh, tư vấn học nghề bằng nhiều hình thức để người lao động có điều kiện tiếp cận nghề học. Đổi mới phương pháp dạy nghề, phát triển bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ đội ngũ giáo viên. Chỉ đạo các cơ sở dạy nghề tổ chức đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp và thị trường lao động, đào tạo theo vị trí làm việc. Gắn đào tạo nghề cho lao động với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn dạy nghề với lao động sản xuất, giải quyết việc làm tại chỗ góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững./.
Lưu Bích
Xã hội