Nghiên cu đánh giá sinh kh d ng ảụ in vivo viên nén

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế và sinh khả dụng viên nén acyclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa tt (Trang 28 - 30)

acyclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa trên chó

Chế phẩm dùng để so sánh SKD: viên nén Zovirax là viên nén quy ước, của nhà phát minh, là thuốc có uy tín trên thị trường hiện nay. Đây là thuốc đối chứng được quy định tại các tài liệu về đánh giá tương đương sinh học của Asean cũng như của nước ta.

Đối tượng thí nghiệm: chọn chó làm thí nghiệm cho nghiên cứu thăm dò bước đầu do chó có đường tiêu hóa gần giống người và sử dụng chó trong nghiên cứu SKD in vivo tránh được những nguy hiểm cho người, giảm chi phí.

Về đánh giá SKD: kết quả nghiên cứu cho thấy với độ tin cậy 90%, sinh khả dụng tương đối của viên ACV 200 mg KDSH GPKD bào chế so với viên nén qui ước Zovirax 200 mg đạt từ 85,81% - 129,02%, vượt qua giới hạn 80%- 125% theo quy định của FDA, bước đầu thể hiện được khả năng cải thiện hấp thu thuốc qua đường uống. Mặc dù thuốc Zovirax có nồng độ Cmax cao hơn, thời gian đạt Tmax nhanh hơn so với thuốc ACV KDSH nhưng thuốc viên nén ACV KDSH có tác dụng kéo dài hơn, đến 18 giờ nồng độ thuốc trong huyết tương chó vẫn lớn hơn IC50 (1 µg/mL) trong khi thuốc viên nén qui ước Zovirax chỉ có thể duy trì trên mức nồng độ đến 10 giờ. Chứng tỏ việc bào chế viên nén ACV KDSH đường tiêu hóa – giải phóng kéo dài đã góp phần cải thiện hấp thu, tăng hoạt lực và kéo dài thời gian tác dụng của thuốc.

Các kết quả thu được có thể sơ bộ khẳng định việc bào chế viên ACV KDSH GPKD đã đạt mục đích cải thiện SKD đường uống và kéo dài tác dụng trong 12 giờ như ý đồ thiết kế ban đầu.

Tuy nhiên, kết quả đánh giá trên động vật là tiền đề cho nghiên cứu lâm sàng tiếp theo trên người tình nguyện. Thử nghiệm lâm sàng trên người tình nguyện rất tốn kém và cần nhiều thời gian, công sức. Kết quả đánh giá AUC trên động vật gợi ý các thời điểm cần lấy máu trên người để có được đường cong biểu diễn nồng độ AUC chính xác hơn. Ngoài ra, đối với thử nghiệm trên người cần lưu ý thức ăn và nhu động của hệ tiêu hoá sẽ ảnh hưởng đến tính kết dính của viên, do đó, cần nghiên cứu trong các điều kiện có và không có thức ăn.

KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu, đề tài luận án rút ra một số kết luận sau: 1. Đã xây dựng được công thức và qui trình bào chế viên nén acyclovir 200 mg kéo dài thời gian lưu tại dạ dày theo cơ chế nổi và kết dính sinh học bằng phương pháp dập thẳng.

- Đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của các thành phần tá dược từ đó xây dựng được công thức bào chế viên nén ACV nổi KDSH giải phóng kéo dài 12 giờ.

- Đã xây dựng qui trình bào chế viên nén ACV nổi KDSH có khả năng GPKD 12 giờ ở qui mô 5000 viên/lô.

2. Đã xây dựng và thẩm định được tiêu chuẩn cơ sở viên nén ACV lưu tại dạ dày theo cơ chế nổi và kết dính sinh học 12 giờ và bước đầu đánh giá độ ổn định của 3 lô viên nén bào chế được ở các điều kiện thực và lão hóa cấp tốc là 12 tháng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi bảo quản trong vỉ nhôm/nhôm viên ổn định ở cả điều kiện thực và lão hóa cấp tốc trong thời gian nghiên cứu.

3. Đã nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng của viên nén ACV 200 mg KDSH đường tiêu hóa trên chó so với viên nén qui ước Zovirax 200 mg của GlaxoSmithKline. Kết quả đã xác định các thông số dược động học Cmax, Tmax, , Lamdaz, MRT của viên nén ACV KDSH đường tiêu hóa và viên nén Zovirax. Kết quả nghiên cứu cho thấy viên nén ACV kéo dài thời gian lưu trú thuốc trung bình trong cơ thể thì cao hơn hẳn so với viên nén qui ước ( tương đương gấp 1,5 lần) và thời gian duy trì nồng độ thuốc trong huyết tương ở mức > IC50 dài hơn 1,8 lần

KIẾN NGHỊ

- Tiếp tục theo dõi độ ổn định của thuốc ở điều kiện thực để có thể khẳng định tuổi thọ của thuốc.

- Triển khai sản xuất thử nghiệm ở qui mô pilot và công nghiệp. - Tiếp tục đánh giá SKD ở quy mô lớn hơn để có thể khẳng định kết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế và sinh khả dụng viên nén acyclovir kết dính sinh học đường tiêu hóa tt (Trang 28 - 30)