1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một qũy đạo có hình elip gần tròn. - Hướng chuyển động từ Tây sang Đông.
- Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ.
- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66033’ trên mặt phẳng vĩ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó
là sự chuyển động tịnh tiến.
HOẠT ĐỘNG 5. Hệ quả hiện tượng các mùa
(1) Mục tiêu: Biết được biểu hiện và nguyên nhân của hiện tượng các mùa. (2) Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm 4 - 6 HS. (4) Phương tiện dạy học: Mô hình (quả địa cầu). (5) Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập số 4. Nội dung hoạt động 5:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bước 1: Quay mô hình và diễn giải cho học sinh biết khi nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì nhận được lượng nhiệt lớn nhất, nửa cầu khác sẽ nhận được lượng nhiệt thấp nhất. Cùng với kiến thức SGK hãy: - HS hoàn thành phiếu học tập số 4.
- Trả lời thêm các câu hỏi:
+ Mùa là gì? Tại sao có hiện tượng mùa?
+ Nêu sự khác nhau giữa 2 nửa cầu Bắc và Nam? + Mùa ở nước ta biểu hiện như thế nào? Tại sao? Bước 2: Theo dõi, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Trao đổi thảo luận
- Báo cáo kết quả, thảo luận.
- HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học.
Hộp kiến thức:
2. Hiện tượng các mùa
- Khi chuyển động trên qũi đạo, hai nửa cầu Bắc, Nam thay phiên nhau ngả dần và chếch xa Mặt Trời → sinh ra các mùa.
- Sự phân bố nhiệt độ, ánh sáng, cách tính mùa ở 2 nửa cầu trái ngược nhau.
HOẠT ĐỘNG 6. Hệ quả hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa.
(1) Mục tiêu: Biết được biểu hiện và nguyên nhân của hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa.
(2) Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm 1 bàn.
(4) Phương tiện dạy học: Video về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa. (5) Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập số 5.
Nội dung hoạt động 6:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bước 1: Cho HS quan sát hình 24 và hình 25, Hãy: - HS hoàn thành phiếu học tập số 5.
- Trả lời thêm các câu hỏi:
+ Tại sao đường biểu hiện trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối không trùng nhau?
+ Tại sao gọi là xuân phân, thu phân, hạ chí, đông chí? + Tại sao ở vòng cực Bắc và vòng cực Nam trở về hai
cực có hiện tượng ngày đêm dài 24 giờ đến 6 tháng? + Tại sao ở xích đạo độ dài ngày và đêm luôn bằng nhau?
Bước 2: Theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
- Trao đổi thảo luận
- Báo cáo kết quả, thảo luận. - HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học.
Hộp kiến thức:
3. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đât
- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái đất (BN) → sinh ra hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau theo vĩ độ.
+ Vĩ tuyến 22027’B: Chí tuyến Bắc. + Vĩ tuyến 23027’N: Chí tuyến Nam
- Các địa điểm trên đường Xích đạo: độ dài ngày đêm bằng nhau. - Càng về 2 cực, độ dài ngày đêm chênh lệch càng lớn.
4. Ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa
+ Vĩ tuyến 66033’B: Vòng cực Bắc + Vĩ tuyến 66033’N: Vòng cực Nam
- Vào các ngày 22/6 và ngày 22/12, các địa điểm ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam có một ngày hoặc một đêm dài 24 giờ.
- Các địa điểm nằm ở cực Bắc và cực Nam có ngày, đêm dài suốt 6 tháng.
HOẠT ĐỘNG 7. Kiểm tra 15 phút
(1) Mục tiêu: Trình bày sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả
(2) Phương pháp: Vấn đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: Đề - đáp án bài kiểm tra (5) Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ học tập Nội dung hoạt động 7:
Đề bài
Câu 1: Trình bày sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả?
Câu 2: Dựa vào hình vẽ dưới đây mô tả hướng chuyển động, quỹ đạo chuyển động, độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất khi chuyển động trên quỹ đạo?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: Sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất :