KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1.Kết luận:

Một phần của tài liệu biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh trường THCS nguyễn trãi qua một số di tích lịch sử địa phương (Trang 41 - 45)

Việc giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh thông qua chương trình lịch sử địa phương trong việc học tập bộ môn lịch sử giai đoạn như hiện nay là việc cần thiết bởi học sinh càng ngày càng nhàm chán bộ môn này vì một số lý do khác nhau, song để áp dụng nó vào thực tiễn làm sao đem lại hiệu quả cao nhất thì chính bản thân giáo viên chúng ta cần phải nắm vững kiến thức và đầu tư theo chiều sâu, chuẩn bị tốt các phương tiện dạy học, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp cũng như kĩ thuật dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tạo cho các em một cảm giác thoải mái, không thấy áp lực và căng thẳng trong giờ học, có như vậy các em học sinh mới phát huy hết khả năng, sự tư duy và sáng tạo của mình và kết quả học tập của các em đem lại cao hơn. Đồng thời phải tạo điều kiện cho học sinh thực tế, tham quan, trải nghiệm để học sinh có thể có có cái nhìn trực quan, có nhận định và suy nghĩ riêng của bản thân và phân tích được các sự kiện lịch sử một cách sâu sắc. Từ đó các em sẽ ý thức được trách nhiệm của mình trong tương lai đặc biệt là thái độ của các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chăm lo học tập để trở thành con ngoan trò giỏi không phụ lòng của gia đình, nhà trường và xã hội.

2. Kiến nghị:

* Đối với giáo viên:

+ Cần áp dụng phương pháp dạy học mới, phát huy tính tích cực của học sinh, áp dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy và đầu tư theo chiều sâu hơn nữa để giúp học sinh chủ động nắm băt kiến thức, gây hứng thú với học sinh tạo cho các em cảm giác vừa học vừa chơi nhưng đem lại hiệu quả cao hơn.

+ Giáo viên nên tham mưu với nhà trường để tạo điều kiện cho các em học sinh được tham quan các di tích tại địa phương, trải nghiệm thực tế, xây dựng ý thức tập thể trong quá trình học tập trên nghế nhà trường, sẽ hạn chế được việc học sinh mâu thuẩn và gây gỗ đánh nhau .

+ Rèn luyện nhiều hơn nữa về kĩ năng đánh giá, phân tích , nhận định các sự kiện lịch sử.

+ Có tinh thần phối hợp, đoàn kết với các bạn học sinh để hoạt động học tập đạt hiệu quả cao hơn.

* Đối với các cấp:

+ Cần bổ sung thêm tài liệu về lịch sử địa phương.

+ Nhà trường cần đầu tư nhiều hơn nữa trang thiết bị dạy học như phòng máy, máy chiếu để phục vụ cho quá trình dạy học. Trong tiết học nếu giáo viên sử dụng công nghệ thông tin, hình ảnh minh họa cho tiết dạy của mình thì hiệu quả đem lại cao, học sinh cũng không bị động, khắc sâu kiến thức một cách chủ động, và điều quan trong hơn là các em có hứng thú trong học tập.

+ Nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa để học sinh có điều kiện tham quan các di tích lịch sử tại địa phương, danh lam thắng cảnh để học sinh được học hỏi nhiều hơn.

Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi, song chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, kính mong đồng chí đồng nghiệp góp ý một cách chân thành để giúp tôi hoàn thiện hơn đối với đề tài này.

Eana ngày 15/3/2018

Người viết

Nguyễn Thị Tài

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG

……… ………

……… ……… ………

I.PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài……….. Trang 1 2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài... Trang 2 3. Đối tượng nghiên cứu………... Trang 2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu... Trang 2 5. Phương pháp nghiên cứu……….. Trang 2

Một phần của tài liệu biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh trường THCS nguyễn trãi qua một số di tích lịch sử địa phương (Trang 41 - 45)