Kết quả khảo nghiệm các vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh trường THCS nguyễn trãi qua một số di tích lịch sử địa phương (Trang 38 - 41)

+ Đối với giáo viên: Khi chưa áp dụng đề tài nói trên vào trong quá trình dạy học, bản thân tôi thường mắc phải một số lỗi như giờ dạy còn trầm, giáo viên chỉ nói suông, nói nhiều, học sinh làm việc ít, giờ học không sôi nổi, học sinh còn thụ động, chưa đem lại hiệu quả cao, chính vì vậy mà không khắc sâu được những vấn đề cần giáo dục cho các em học sinh. Sau khi tôi áp dụng việc dạy học với di tích lịch sử địa phương có thực tế thì kết quả dạy học của bản thân tôi có sự thay đổi nhiều và theo chiều hướng tích cực, với chuẩn bị chu đáo của bản thân, nhà trường và tổ bộ môn, học sinh thích thú đối với môn học, tích cực xây dựng bài, học sinh không còn e ngại như trước nữa, các em đã mạnh dạn hơn trong cách đưa ra nhận xét cũng như phân tích các sự kiện lịch sử, có tinh thần phối hợp, đoàn kết và hợp tác trong học tập. Điều quan trọng nhất là các em đã hiểu rõ và nắm vững các sự kiện lịch sử, kết quả học tập cũng cao hơn. Học sinh biết phân tích đánh giá sự kiện lịch sử.

+ Đối với học sinh: Qua việc tổ chức dạy học với di tích tại địa phương, giáo dục cho các em tinh thần yêu nước và ý chí kiên cường của ông cha ta trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm,tổ chức cho các em viếng thăm dâng hương tại các

tượng tốt đối với các em học sinh, các em thấy thoải mái, vui chơi học hỏi, không còn cảm giác căng thẳng, lo sợ khi thầy cô hỏi bài, các em thảo luận, tự mạnh dạn đưa ra ý kiến tạo cho các em có cảm giác tự tin khi đứng trước đám đông. Đặc biệt các em có quyền tự hào về truyền thống yêu nước, ý chí kiên kiền bát khuất của thế hệ cha ông chúng ta trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, tự hào vì mình được sinh ra tại mảnh đất thân yêu đầy truyền thống và nhiều di tích lịc sử như Đăk Lăk. Để tưởng nhớ đến công lao to lớn của ông cha, những anh hùng đã dũng cảm hy sinh vì độc lập cho đất nươc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, hằng năm trường THCS Nguyễn Trãi thường tổ chức cho học sinh viếng thăm tượng đài liệt sĩ huyện Krông Ana, viếng thăm nghĩa trang liệt sĩ xã Eana, thăm những gia đình có công với cách mạng tại xã Eana, những cựu chiến binh xã Eana để hỏi thăm tình hình sức khỏe và được nghe lại những câu chuyện trong thời chiến tranh mưa bom lửa đạn.

Thầy và trò trường THCS Nguyễn Trãi dâng hương tại đài tưởng niệm xã EaNa ngày 27/7/2017

Thầy và trò trường THCS Nguyễn Trãi dâng hương tại đài tưởng niệm xã EaNa ngày 27/7/2017*

Câu hỏi 1:Sau khi tham quan một số di tích cách mạng tại địa phương của mình, (nhà đày Buôn Ma Thuột và Bảo tàng Đăk Lăk) các em có tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta không?

TSHS Có Bình thường Không

180( 100%) 140(77.77%) 40( 22,23 %) 0( 0 %)

* So sánh với kết quả khi chưa thực hiện đề tài

TSHS Có Bình thường Không

180( 100%) 40(22.22 %) 40(22.22 %) 80( 55.56%)

Như vậy sau một thời gian giảng dạy với đề tài đưa ra, do đó trong năm học 2017- 2018 này bản thân tôi mạnh dạn áp dụng rộng rãi đề tài này vào việc giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi - huyện Krông Ana, đồng thời trao đổi kinh nghiệm nhỏ này đến đồng nghiệp trong nhà trường để cùng nhau phối hợp trong công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử tại đơn vị mình. Trong chương trình lịch sử địa phương hiện nay thì nội dung chưa phong phú và còn sơ sài, do đó trong quá trình giảng dạy bộ môn giáo viên cần phải thu thập nhiều thông tin hơn nữa để hổ trợ cho việc dạy học của mình đồng thời góp phần làm phong phú thêm chương trình lịch sử địa phương.

Để áp dụng thành công đề tài này vào việc dạy học bộ môn Lịch sử trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì bản thân mỗi giáo viên bộ môn Lịch sử phải tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi nhiều hơn nữa để có thể đáp ứng những yêu cầu về kiến thức Lịch sử đối với học sinh của mình, đồng thời tạo cho mình một vốn kiến thức sâu và rộng. Có như vậy chúng ta mới có thể đáp ứng được yêu cầu của việc dạy học theo phương pháp mới, giáo viên chỉ là người hướng dẫn học sinh trong quá trình học tập, kích thích óc sáng tạo, phát huy tính tư duy, của học sinh, đồng thời hạn chế tối đa phương pháp dạy học theo lối truyền thống.

Một phần của tài liệu biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh trường THCS nguyễn trãi qua một số di tích lịch sử địa phương (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w