II. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI Ở VIỆT NAM
b. KCNST Nam Cầu Kiền, Hải Phòng
KCN Nam Cầu Kiền tiền thân là cụm công nghiệp ngành đóng tàu do chủ đầu tư là Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Shinec. KCN này trải rộng trên 4 xã của huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng với diện tích 268,32 ha.
Năm 2009, ý tưởng ban đầu của chủ đầu tư – doanh nhân Phạm Hồng Điệp là "Nghiên cứu, xây dựng mô hình mạng lưới KCN hài hòa an sinh nông thôn, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững". Đây là ý thưởng nhằm biến nơi đây trở thành khu công nghiệp sinh thái với môi trường nhiều cây xanh như công viên; gắn thu hút đầu tư với đào tạo người lao động địa phương; tiêu thụ sản phẩm của người dân địa phương; cân bằng lợi ích của khu công nghiệp và cộng đồng xung quanh.
Đến nay, KCN này không chỉ thuận lợi về giao thông đường thuỷ, đường bộ, đây còn là nơi có những chính sách ưu đãi, giá thuê cơ sở hạ tầng hợp lý. KCN đã thu hút được 11 nhà đầu tư thứ cấp với diện tích đất cho thuê đạt hơn 65/108 ha trong giai đoạn 1 với các tiêu chí ưu tiên các ngành công nghiệp sạch, công nghiệp nhẹ và sắp tới là 160 ha của giai đoạn 2 hướng đến việc ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp công nghệ cao.
Trong KCN Nam Cầu Kiền, có các chính sách khuyến khích sự ra đời của các mô hình doanh nghiệp, tổ chức vệ tinh chuyên trách phục vụ sự hoạt động của các cơ sở sản xuất
công nghiệp như nhà máy xử lý chất thải, công ty môi trường thu gom rác thải, hợp tác xã nông nghiệp chuyên cung ứng thực phẩm cho công nhân. Cụ thể:
- KCN này đặc biệt chú tâm đến hoạt động bảo vệ môi trường, nó được xem như
ngành kinh doanh sản sinh ra lợi nhuận và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ phải trả tiền để cho nhu cầu vệ sinh của mình. Điều này khác với đa số các KCN khác ở chỗ khi xử lý nước thải, vệ sinh được xem như một phần trong hợp đồng thuê hạ tầng KCN và vì thế khi xảy ra ô nhiễm thì việc quy trách nhiệm sẽ rất dễ dàng. Đầu năm 2011, nhà máy xử lý chất thải lỏng, chất thải rắn theo tiêu chuẩn ISO 14001-2000 đã đi vào hoạt động. Hệ thống xử lý nước thải được đầu tư hiện đại đồng bộ, nước thải trong khu công nghiệp sau xử lý có thể tái cung cấp cho hộ gia đình làm nguồn nước tưới tiêu, phục vụ một phần nhu cầu sử dụng nước của người dân trong vùng. Dự án sử dụng đèn pin năng lượng mặt trời cho hệ thống chiếu sáng trong toàn khu công nghiệp cũng đã được triển khai.
- KCN Nam Cầu Kiền được thiết kế như một công viên đa dạng sinh học, cây xanh xen lẫn với quần thể kênh mương, ao hồ tạo cảnh đẹp thơ mộng và đây cũng là nơi thư giãn, phục hồi sức khỏe lý tưởng cho công nhân. Trong KCN dành diện tích khá lớn quỹ đất cho việc trồng cây ngăn cách, với chiều rộng hàng cây là 40m trồng các loại cây anh và một số cây ăn quả. Các hàng rào bê tông, bờ tường được thay thế bằng những rặng tre, rặng hoa xương rồng, hoa hồng, cây cảnh. Các hàng cây không chỉ là một hệ thống cách âm, làm giảm tiếng ồn của khu công nghiệp với khu dân cư mà còn tạo nên một cảnh quan đậm đà bản sắc văn hóa địa phương. Hệ thống phun nước tự động cũng được lắp đặt, những con đường trong KCN đều được bê tông hóa, vỉa hè được trồng cỏ, những khu đất sát biên với nhà dân được ngăn cách bằng những con mương, vừa có tác dụng thoát nước mưa, nước mặt cho cả vùng dân cư và KCN, đồng thời chống rung, lại có thể nuôi cá. KCN này cũng dành 15 ha đất đai để xây dựng khu hậu cần cho các nhà đầu tư xây dựng hội trường, nhà ăn, khu thể thao, trung tâm y tế, nhà trẻ, căn hộ cho thuê, các công trình công cộng… phục vụ nhu cầu của cán bộ và công nhân làm việc trong KCN.
- Bài toán về kinh tế, bài toán khó nhất để đảm bảo sự cân bằng và phát triển bền vững. Khi triển khai, vùng dự án có tới 10.779 nhân khẩu bị ảnh hưởng, trong đó có 4.993 lao động chưa thể bố trí được việc làm cùng hàng chục ha đất nông nghiệp bị tác đông do hệ thống thủy lợi bị xáo trộn… Để giải quyết bài toán lao động nông thôn cũng như không để lãng phí nguồn tài nguyên đất, các chuyên gia đã nghiên cứu các mô hình nông thôn mới có thể áp dụng vào tình hình thực tế của từng thôn, từng xã. Sau khi thu hồi đất thực hiện dự án
KCN, khu vực xung quanh đã được biến thành vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm cung ứng, đáp ứng nhu cầu cho chính KCN. Mô hình này tạo công ăn việc làm ổn định cho lực lượng lao động trong độ tuổi từ 35-60 bị dư thừa trong quá trình CNH-HĐH, giảm bớt gánh nặng về công ăn việc làm cho người dân địa phương. Dự án đã tạo điều kiện cho nhân dân các xã có đất bị thu hồi cho dự án KCN Nam Cầu Kiền phát triển mạnh trồng trọt, chăn nuôi, tạo nguồn thu, giải quyết bớt khó khăn do bị thu hồi đất. Bước đầu triển khai, 33 hộ gia đình thuộc địa bàn 4 xã Kiền Bái, Lâm Động, Hoàng Động và Thiên Hương có đất bị thu hồi đã thực hiện mô hình gia trại, đạt hiệu quả cao. Nhờ đó, hàng năm, các nông hộ đều có thu nhập từ 35-120 triệu đồng.
Với sự thành công của mô hình này, KCN cũng đang xây dựng dự án chuỗi gia trại và tạo ra mạng lưới thương mại, cung cấp thực phẩm, hỗ trợ lại cho các khu công nghiệp. Ngoài ra, trong tương lai gần, KCN sẽ thực hiện lập siêu thị ảo để trao đổi hàng hóa giữa nông dân với nhà ăn các KCN, chuyên môn hóa sản phẩm các hộ gia đình, tạo chu trình thương mại khép kín. Khi khu vực xung quanh được biến thành vệ tinh của dự án khu công nghiệp và phát triển sản xuất nông nghiệp phục vụ cho chính nhu cầu của KCN, thì quyền lợi của người nông dân sẽ gắn chặt với quyền lợi của doanh nghiệp, từ đó mục đích ổn định xã hội thông qua giải quyết thu nhập, công ăn việc làm sẽ đạt được. Và đó là mô hình KCN thân thiện với môi trường, đúng với nghĩa an sinh nông thôn.
Với những kết quả đạt được hiện nay, việc lựa chọn xây dựng mô hình KCNST đang từng bước chứng minh được tính đúng đắn của nó khi vận hành ở Việt Nam.
II.2.3. Khó khăn, thách thức khi phát triển mô hình KCNST
Ở các nước phát triển, việc chuyển đổi KCN sang KCNST đem lại nhiều lợi ích, các doanh nghiệp trong KCN hợp tác với nhau để đạt được hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường thông qua việc quản lý hiệu quả năng lượng, nước và nguyên liệu sử dụng, giảm chi phí sản xuất; giảm phát sinh chất thải; thu hồi, tái chế, tái sử dụng chất thải và trao đổi chất thải; các giải pháp xử lý chất thải thân thiện với môi trường.
Tại Việt Nam, khó khăn hiện nay là làm sao để thuyết phục được các doanh nghiệp trong KCN tham gia vào dự án chuyển đổi và triển khai các biện pháp sản xuất sạch hơn. Để làm được điều này, các chuyên gia trong nước và nước ngoài đã sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn,
hỗ trợ nhiệt tình cho các doanh nghiệp để họ thấy được lợi ích của việc; đặc biệt là cách thức, quy trình làm sao tiếp cận được với các nguồn tài chính ưu đãi để đầu tư ứng dụng công nghệ sạch và sử dụng hiệu quả tài nguyên. Đây cũng là phương thức giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được với sân chơi của quốc tế, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng tầm vị thế của doanh nghiệp trong mạng lưới doanh nghiệp toàn cầu.
II.3. Một số định hướng phát triển mô hình KCNST ở Việt Nam trong thời gian tới
Trước tình hình phát triển KCNST ở nước ta, ngày 29 tháng 9 năm 2016 tại Hội An, Quảng Nam, Bộ KH&ĐT đã phối hợp với UNIDO và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo chuyên gia quốc tế về KCNST tại Việt Nam. Đây là hoạt động nổi bật trong khuôn khổ Dự án “Triển khai sáng kiến KCNST hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam” đã được đề ra từ năm 2012, nhằm đẩy nhanh việc thực hiện thí điểm chuyển đổi từ KCN thông thường sang KCNST tại Việt Nam. Hội thảo có ý nghĩa quan trọng đối với việc thể chế hóa mô hình KCNST tại Việt Nam và phù hợp với định hướng của Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển mô hình này thời gian tới. Đồng thời thể hiện sự hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và các nhà tài trợ trong quá trình triển khai Dự án, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp bền vững.
Ngày 13/1/2017, Hội thảo “KCNST - Từ khái niệm tới thực tiễn” cũng đã diễn ra tại Hà Nội nhằm cung cấp thông tin, trao đổi, ghi nhận ý kiến của các chuyên gia đầu ngành Việt Nam về triển khai KCNST cũng như tăng cường truyền thông, phổ biến thông tin về chủ đề KCNST và lộ trình thực hiện tại Việt Nam. Bộ KH&ĐT và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo, thông qua hai cơ quan đầu mối là Viện Nghiên cứu phát triển bền vững vùng và “Dự án Triển Khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam”. Hội thảo đã cũng cấp thông tin tổng quan về phát triển KCN ở Việt Nam, kết quả bước đầu của việc chuyển đổi sang KCNST thông qua Dự án KCNST, tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu cho KCNST, các gợi ý chuyển đổi cho Việt Nam và các bài học kinh nghiệm trên thế giới. Đây là những bước đi quan trọng để phát triển các KCNST theo hướng hiện đại, thân thiện với khí hậu tại Việt Nam, thành công của dự án này sẽ là tiền để để nhân rộng các mô hình KCNST trên toàn quốc.
Báo cáo chính trị Đại hội Đảng XII và Chiến lược phát triển KT – XH giai đoạn 2016- 2020 đã định hướng phát triển KCN, KCX bền vững và theo chiều sâu: “Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng; phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có và đẩy mạnh
phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao”. Từ nhu cầu thực tiễn phải phát triển các mô hình KCNST tại Việt Nam hiện nay, chúng ta cần tiếp tục thực hiện các giải pháp sau:
II.3.1. Xây dựng cơ sở pháp lý về các mô hình KCNST
Pháp luật về KCN chỉ có quy định về quy hoạch, cơ chế chính sách phát triển cho KCN, chưa có quy định về mô hình KCNST. Vì vậy, để có cơ sở pháp lý tạo tiền đề hình thành và phát triển các mô hình KCN mới này, cần bổ sung pháp luật hiện hành. Hiện nay, tại Văn bản số 9461/VPCP-KTN, ngày 02/11/2016 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, soạn thảo Nghị định thay thế các Nghị định: số 29/2008/NĐ-CP, ngày 14/03/2008; số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 và số 114/2015/NĐ-CP, ngày 09/11/2015 của Chính phủ quy định về KCN, KCX và khu kinh tế. Dự thảo Nghị định thay thế (lần 1) được gửi đi lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức liên quan đã bổ sung các quy định về các mô hình KCN mới, trong đó có KCNST. Trong thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Nghị định để trình Chính phủ ban hành theo quy định pháp luật, sau đó, khẩn trương tổ chức thực hiện và xây dựng các văn bản hướng dẫn Nghị định.
II.3.2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
Việc phát triển các mô hình KCN mới đặt ra yêu cầu cải cách hành chính mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực quản lý nhà nước về KCN để tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nhất là việc áp dụng thủ tục hành chính thông thoáng theo cơ chế “một cửa tại chỗ” tại các Ban Quản lý KCN, cơ quan đầu mối quản lý về KCN ở các địa phương.
Hiện nay, theo quy định pháp luật chuyên ngành, Ban Quản lý KCN được ủy quyền thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chuyên ngành, như: xây dựng, lao động, môi trường, thương mại. Tuy nhiên, việc ủy quyền tại các địa phương là chưa thống nhất và nhất quán nên gây khó khăn trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với KCN cũng như việc hỗ trợ, giải quyết khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư trong KCN. Trường hợp tiếp tục thực hiện theo cơ chế ủy quyền như hiện nay và áp dụng thủ tục hành chính như đối với mô hình KCN cũ, việc phát triển các mô hình KCN mới sẽ gặp khó khăn, khó thu hút được các nhà đầu tư. Việc thực hiện cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về KCN cần có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, thì mới đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất.
Đặc điểm của các mô hình KCN mới là có sự liên kết, hợp tác giữa các nhà đầu tư thứ cấp trong KCN và phát triển chuyên sâu một số lĩnh vực công nghiệp. Theo đó, việc thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào mô hình KCN mới cần có sự lựa chọn hơn so với thu hút đầu tư vào mô hình KCN cũ phát triển đa ngành. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của mô hình KCN mới cũng sẽ có yêu cầu cao hơn về quy hoạch, chất lượng xây dựng nên có vốn đầu tư cao hơn, đòi hòi nhà đầu tư phát triển hạ tầng KCN có năng lực tài chính tốt và kinh nghiệm trong phát triển KCN.
Với các yêu cầu nêu trên, công tác thu hút đầu tư, xúc tiến đầu tư phải có sự đổi mới, như: xúc tiến đầu tư có trọng điểm để lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược cho mô hình KCNST; có giải pháp thu hút các nhà đầu tư quy mô lớn, công nghệ cao, công nghệ nguồn...
II.3.4. Những giải pháp cụ thể khi chuyển đổi các KCN đã có thành KCNST
Để phát triển và nhân rộng mô hình KCNST, các KCN vốn có cần phải lưu ý đến 4 yêu cầu chính, gồm:
- Thứ nhất, phải tương thích về quy mô diện tích chiếm đất, sử dụng nguyên - nhiên liệu, bán thành phẩm, chất thải; thiết kế thân thiện môi trường, chú trọng đến không gian bên ngoài, nhà xưởng, phòng làm việc và bảo đảm mạng lưới không gian xanh trong phạm vi từng cơ sở sản xuất và trong KCN;
- Thứ hai, quy hoạch dòng vật chất và năng lượng hiệu quả thông qua thiết kế hệ thống sử dụng năng lượng, tài nguyên, hệ thống tái sử dụng và tái chế chất thải, hạn chế thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình trao đổi cong nghiệp;
- Thứ ba, giảm khoảng cách giữa các cơ sở sản xuất, xây dựng mạng lưới cộng sinh công nghiệp thông qua hoạt động chia sẻ tài nguyên và thông tin;
- Thứ tư, kết hợp giữa phát triển công nghiệp với các hệ sinh thái tự nhiên lân cận: vùng nông nghiệp, cộng đồng dân cư; hình thành những nét đặc trưng của KCN với các dịch vụ phục vụ chung cho KCN và khu dân cư lân cận.
Nhìn nhận về quá trình chuyển đổi từ KCN hiện hữu thành KCNST, phải tập trung vào việc xây dựng và chuyển đổi nhận thức của chính doanh nghiệp trong KCN về bảo vệ môi trường. Theo đó các doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam ISO 14000 về bảo vệ môi trường. Đối với lãnh đạo phải có trách nhiệm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng