Dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam”

Một phần của tài liệu Mô hình khu công nghiệp sinh thái Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 33)

II. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI Ở VIỆT NAM

c.Dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam”

công nghiệp bền vững tại Việt Nam”

Việc áp dụng KCNST tại Việt Nam là một trong những giải pháp để hướng đến Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, phát triển KCNST có thể cải thiện hoạt động kinh tế, đồng thời giảm thiểu các tác động tới môi trường bởi nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và giảm thải bỏ chất thải, thích hợp cho phát triển công nghiệp xanh.

Từ năm 2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã phối hợp với UNIDO xây dựng Dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình KCN bền

vững tại Việt Nam”. Tháng 8/2014, Dự án được Thủ tướng phê duyệt với tổng vốn viện trợ

không hoàn lại là hơn 4,5 triệu USD từ Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và Cục kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO). Dự án nhằm mục đích chuyển đổi các KCN đang hoạt động thành các KCNST và đã được triển khai thí điểm tại khu công nghiệp Khánh Phú (tỉnh Ninh Bình), khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng) và khu công nghiệp Trà Nóc 1,2 (Cần Thơ). Dự án này đã từng bước hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ, áp dụng phương thức sản xuất sạch hơn, để giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng hiệu quả, đặc biệt là kết nối các doanh nghiệp với nhau, góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường và giảm chi phí sản xuất. Cho đến hiện nay, dự án đã hoàn thành việc đánh giá hoạt động sản xuất và thực trạng công nghệ tại các doanh nghiệp có tiềm năng trong 3 KCN trên. Dự án đã và đang tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Xây dựng các chính sách và quy định, tiêu chí của KCNST;

- Tăng cường năng lực lập quy hoạch và quản lý KCNST cho các cơ quan quản lý KCN ở Trung ương và địa phương;

- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ sạch, phát thải ít các-bon, phương thức sản xuất an toàn và sử dụng hiệu quả tài nguyên cho các doanh nghiệp trong KCN;

- Xác định, hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận tài chính ưu đãi để đầu tư ứng dụng công nghệ sạch và sử dụng hiệu quả tài nguyên cho các doanh nghiệp tại những KCN thực hiện thí điểm;

- Triển khai thí điểm các dự án chuyển đổi thành KCNST; - Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển KCNST.

Trước khi quyết định lựa chọn các KCN (Khánh Phú (Ninh Bình), Hòa Khánh (Đà Nẵng), Trà Nóc 1, 2 (Cần Thơ)), Bộ KH&ĐT và UNIDO đã tổ chức những nghiên cứu đánh giá trong quá trình xây dựng Dự án và thấy rằng, các KCN này có nhiều loại hình doanh nghiệp nên có thể áp dụng các phương pháp sản xuất sạch hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông qua khảo sát các doanh nghiệp trong 3 KCN cho thấy, các doanh nghiệp đều có tiềm năng để thực hiện chuyển đổi công nghệ theo hướng bền vững, giảm thiểu chất thải, nước thải ra môi trường và Dự án xác định 3 KCN: Khánh Phú, Hòa Khánh, Trà Nóc 1, 2 là

những KCN tiêu biểu để thực hiện. Dự án từng bước đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin, tư vấn để tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến và những nguồn tài chính ưu đãi, thực hiện chuyển đổi với chi phí hợp lý. Trên cơ sở đó sẽ giúp doanh nghiệp đang hoạt động tại các KCN đạt được mục tiêu tăng doanh thu gắn với phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển toàn cầu.

KCN Hoà Khánh, đã từng bước được chuyển giao, ứng dụng, phổ biến công nghệ, phương thức sản xuất sạch hơn để giảm thiểu chất thải nguy hại, hạn chế việc xả thải gây ô nhiễm nguồn nước, đồng thời quản lý việc sử dụng hóa chất tại các KCN… Đến nay, đã có một số doanh nghiệp tại KCN Hòa Khánh đăng ký nhận gói hỗ trợ số 1 từ dự án. Để đẩy nhanh tiến độ dự án, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục hỗ trợ những doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi và phổ biến tinh thần dự án đến các doanh nghiệp còn lại đang hoạt động sản xuất tại KCN Hòa Khánh. Dự kiến, trong thời gian tới, sẽ tiếp tục có một số doanh nghiệp trong KCN Hoà Khánh sẽ được nhận gói hỗ trợ số 2 từ dự án. Trước đó, Bộ KH&ĐT, UNIDO đã tổ chức những nghiên cứu đánh giá trong quá trình xây dựng dự án và thấy tại KCN Hoà Khánh có nhiều loại hình doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp sản xuất sạch hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trên thực tế, hiện nay KCNST đã được phát triern nhưng khái niệm thì vẫn khá mới mẻ tại Việt Nam, việc chuyển đổi sang mô hình KCN sinh thái sẽ không dễ dàng đối với nhiều KCN trong cả nước. Vì vậy, việc thực hiện chuyển đổi tốt mô hình thí điểm tại Ninh Bình, Đà Nẵng hay Cần Thơ là rất quan trọng. Từ việc thực hiện thí điểm của 3 KCN trên, sẽ xây dựng, ban hành văn bản pháp quy quy định về mô hình KCNST, trong đó sẽ bao gồm khái niệm KCNST, các điều kiện cụ thể để chuyển đổi thành KCNST, quy định các cơ chế, chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp, công ty phát triển hạ tầng KCN chuyển đổi thành KCNST.

II.2.2.2. Các KCNST được đầu tư xây dựng mới

a. Vườn công nghiệp Buorbon An Hòa, Tây Ninh

Nhằm đánh thức những tiềm năng và thế mạnh của vùng đất Tây Ninh, Công ty CP Bourbon Tây Ninh đã liên kết cùng Công ty CP Long Hậu và Công ty CP Việt Âu chung sức, quyết tâm xây dựng một KCN xanh thân thiện với môi trường. Chính vì muốn nhấn mạnh ý tưởng phát triển công nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường thiên nhiên nên nhà đầu tư quyết định đặt tên dự án là Vườn công nghiệp sinh thái Bourbon - An Hòa. Vườn công nghiệp (VCN) Buorbon - An Hòa có tổng diện tích 1.020 ha tọa lạc tại xã An Hòa,

Trảng Bàng, Tây Ninh, cách huyện Củ Chi – TP. HCM khoảng 122 km về phía Tây, dự án được khởi động từ năm tháng 1/2009 với tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 4.000 tỷ đồng.

Tại Buorbon - An Hòa, có gần 760 ha là đất công nghiệp, 184 ha khu kho cảng, và 76 ha dành cho khu dân cư - tái định cư. Như vậy, chủ đầu tư chỉ dành cho công nghiệp hơn 1/3 diện tích đất, trong đó, 15% diện tích chung bắt buộc dành cho cây xanh. Các nhà máy, doanh nghiệp xây dựng trong khuôn viên VCN phải để lại 30% diện tích để trồng cây xanh, thảm cỏ. Điều đó đã làm cho diện tích cây xanh, thảm cỏ tăng lên khá nhiều (250 ha/760 ha). Chủ đầu tư đã rất chú ý đến những mảng xanh của hệ sinh thái tự nhiên, để KCN không trở thành “những cây bonsai khổng lồ bày trên mảnh đất chết”, một mảnh đất khô cằn ô nhiễm môi trường.

Với quyết tâm xây dựng một KCNST hiện đại, đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế và đặc biệt phải thân thiện môi trường, ngay từ khi giải phóng mặt bằng, chủ VCN đã giữ lại và vận động người dân dời nhà cho KCN và những người dân vùng đệm giữ gìn tốt hệ thống cây xanh tự nhiên và bảo tồn các hệ sinh thái quanh KCN. Để đạt hiệu quả, trong 2 năm đầu thực hiện, chủ đầu tư đã giành gần 1 tỷ đồng để thưởng cho các hộ dân đã tích cực bảo vệ thảm xanh dọc bờ sông Vàm Cỏ Đông và rạch Vàm Trảng. Mỗi hộ dân được nhận thưởng 4 triệu đồng và trở thành thành viên nòng cốt tiếp tục giữ gìn tốt cây xanh, góp phần tuyên truyền cho mọi người dân ở từng xóm, ấp, cùng nhau giữ nguyên hệ sinh thái xung quanh, bảo vệ thảm xanh sinh thái và bảo vệ môi trường.

Đến nay, VCN Bourbon - An Hòa đã đầu tư hoàn thiện hạ tầng, tạo một chuỗi sinh thái hòa hợp với hệ sinh thái tự nhiên, sẵn sàng đáp ứng cho nhà đầu tư. Đường giao thông nội bộ; hệ thống cấp nước sạch; hệ thống thoát nước mưa; hệ thống nước thải; hệ thống điện, điện chiếu sáng đã hoàn thành. Nhà máy nước với công suất 50.000m³/ngày đêm đã xây dựng xong và đã đi vào hoạt động và cung cấp nước cho các doanh nghiệp trong KCN. Nhà máy xử lý nước thải tập trung có nhiệm vụ xử lý nước thải đã được làm sạch sơ bộ nước thải từ các cơ sở sản xuất hoạt động trong KCN để xử lý và xả ra môi trường đạt loại A với tổng công suất thiết kế là 30.000m³/ngày đêm, giai đoạn hiện nay nhà máy xử lý nước thải có công suất 2.500m³/ngày đêm.

Nhằm đáp ứng nhu cầu an cư lạc nghiệp của người lao động, bên cạnh thu hút lực lượng lao động cho công nghiệp, VCN Bourbon - An Hòa cũng đã xúc tiến triển khai dự án khu nhà ở xã hội để mang đến môi trường sống an lành, thân thiện cho công nhân.

Về hoạt động sản xuất, hiện nay Bourbon An Hòa đã thu hút được gần 20 nhà đầu tư đến từ Đài Loan, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Việt Nam… với số vốn đăng ký hàng chục triệu USD. VCN đặc biệt ưu tiên tiếp nhận các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, trang trí nội thất… có phương án xử lý nước thải phù hợp và thân thiện với môi trường, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sạch và hỗ trợ nhau trên cơ sở trao đổi qua lại các sản phẩm phụ để tái sinh, tái chế từ nhà máy này sang nhà máy khác để hạn chế tối đa rác thải ra môi trường, đồng thời tăng tối đa khả năng tái sinh, tái sử dụng nguyên nhiên liệu và năng lượng.

Đến nay, tập đoàn Bourbon - An Hòa của Pháp đã thành công trong dự án đầu tư mía đường tại Tây Ninh, chủ đầu tư đã đạt được bước đầu mục tiêu là biến một vùng đất nông nghiệp được bao bọc bởi dòng sông Vàm Cỏ Đông trở thành KCNST đầu tiên tại Việt Nam. Sự ra đời của KCN xanh, thân thiện với môi trường như VCN Bourbon - An Hòa thực sự hết sức cần thiết, nó đã góp phần nâng chất lượng và dịch vụ tại các KCN Việt Nam lên một tầm mới trên bản đồ các KCN thế giới.

Một phần của tài liệu Mô hình khu công nghiệp sinh thái Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 33)