Ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN địa CHẤT môi TRƯỜNG (Trang 39 - 43)

Đang ở trong nhà kiên cố

- Bịt kín cửa và các khe cửa, cửa càng kín gió thì chống bão, áp thấp nhiệt đới càng tốt, vì vậy phải đóng kín cửa để tránh gió thổi tốc vào nhà. Nhà kiên cố vẫn có thể bị tàn phá, cho dù không bị sập.

- Không ra ngoài khi có mưa to, gió mạnh để tránh bị cây ngã đổ đè lên người, gió quật ngã hay tôn bay chém vào người. Cần chú ý, khi tâm bão, áp

thấp nhiệt đới đến thì gió và mưa ngừng hẳn, trời quang mây tạnh, nhưng ngay sau đó gió, mưa lại nổi lên với hướng ngược lại, vì vậy sau vài giờ bão, áp thấp nhiệt đới đi qua mới nên rời khỏi nhà.

Đang ở trong nhà không kiên cố

- Nên chủ động sơ tán đến các nhà kiên cố, các công trình công cộng kiên cố như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… để trú ẩn; tuyệt đối không ở lại trên các chòi canh, lồng bè nuôi trồng hải sản.

- Nếu có đào hầm trú ẩn thì phải nhanh chóng sơ tán xuống hầm.

Đang đi trên đường

Nhanh chóng chọn một nơi an toàn như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… để trú ẩn; tránh núp dưới bóng cây, nhà tạm bợ, những nơi có nhiều bảng hiệu quảng cáo… dễ gây tai nạn.

Đang ở trên tàu thuyền

Thường xuyên theo dõi tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin, hệ thống tín hiệu báo bão, đồng thời chú ý quan sát bầu trời và mặt biển để nhận biết thời tiết. Khi nhận được tin bão, áp thấp nhiệt đới thì tùy thuộc vào vị trí của tàu thuyền đang hoạt động, vị trí cường độ hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới mà kịp thời cho tàu thuyền vào bờ hoặc tránh xa vùng ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới.

Dự trữ thức ăn, nước uống cho gia đình tối thiểu 07 đến 10 ngày.

- Chuẩn bị các loại đảm bảo ánh sáng như đèn dầu, đèn pin, hộp gaz, vì khi bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởn có thể gây mất điện.

+Ưu điểm của biện pháp ứng phó với bão: Đây là biện pháp lâu dài

để đối phó với bão.

+Nhược điểm: Tốn nhiều chi phí đầu tư, nước ta là so với thế giới vẫn

PHẦN III.KẾT LUẬN

- Bão nhiệt đới hay còn gọi là xoáy thuận nhiệt đới, là một vùng gió xoáy có đường kính rộng hàng trăm km, hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Bão bao giờ cũng phát sinh ở ngoài đại dương nhiệt đới vì trong vùng biển nhiệt đới hội tụ đầy đủ các điều kiện như: nhiệt độ tương đối cao lượng nhiệt ẩm rồi dào, lực Côriôlit đủ lớn để tạo xoáy. Sau khi hình thành ngoài đại dương chúng chuyển dần về phía lục địa, nếu năng lượng còn mạnh chúng sẽ di chuyển vào đất liền rồi tan rã ở vùng đất liền khá gần biển. Cũng có những cơn bão tanđi sau vài giờngay khi hình thành.

- Bão là một hiện tượng khí hậu đặc biệt nguy hiểm. Gió bão không những mạnh mà còn có đặc tính giật và xoay chiều cho nên có thể phá hủy các công trình kiên cố như nhà cửa, cột điện, cầu cống, cây cối… Ngoài ra gió bão còn kết hợp với mưa lớn lật úp tàu thuyền, gây úng lụt ngập đương giao thông, xói lở đất đai miền đồi núi, làm ngập mặn đất vùng ven biển, phá vỡ đê… Gây thiệt hại nặng nề đến đời sống của con người.

- Bão qua đi còn kéo theo nhiều hệ lụy như mưa lụt, lũ quét và sạt lở gây thiệt hại lớn đến người và của, ngập lụt khiến nhiều thành phố, tỉnh lị bị vây trong nước, giao thông hạn chế, thậm chí còn bị cô lập làm cho công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn, người dân thiếu lương thực, nước sạch để sử dụng, bùng phát dịch bệnh do xác gia súc gia cầm chết nhưng không được xử lý…

- Nghiên cứu về bão và những ảnh hưởng to lớn của nó giúp chúng ta có thể dự bão và hạn chế phần nào hậu quả mà nó gây ra. Tuy nhiên trong những năm gần đây, bão có những diễn biến phức tạp, thất thường gây ra khó khăn không nhỏ cho công tác dự bão và phòng chống. Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này là sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

V.TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tự Lập – 2004 – Địa lí tự nhiên Việt Nam – NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

2. Trần Công Minh – 2006 – Khí tượng Synôp (phần nhiệt đới) – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Hoàng Ngọc Oanh (chủ biên) – 2007 – Địa lí tự nhiên đại cương 2 – NXB Đại học sư phạm.

4. Lê Trọng Phúc – 1999 – Địa lí nhiệt đới – Bộ giáo dục đào tạo – Trung tâm giáo dục từ xa Huế.

5. Bài giảng Thiên tai: Bão nhiệt đới – TS. Nguyễn Hữu Xuân

http://tailieu.vn/tag/bao-nhiet-doi.html

6. Tài liệu: Dông, áp thấp nhiệt đới và bão

http://123doc.vn/document/840878-tai-lieu-dong-ap-thap-nhiet-doi-va-bao-

pdf.htm8. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Tiểu luận bão nhiệt đới:

http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-bao-nhiet-doi-35816/

8. Xoáy thuận nhiệt đới – Wikipedia tiếng Việt

http://vi.wikipedia.org/wiki/Xo%C3%A1y_thu%E1%BA%ADn_nhi %E1%BB%87t_%C4%91%E1%BB%9Bi

9. Wedsite Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN địa CHẤT môi TRƯỜNG (Trang 39 - 43)