Công tác dự báo bão ở Việt Nam

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN địa CHẤT môi TRƯỜNG (Trang 36 - 37)

Hệ thống quan trắc số liệu của ngành KTTV đã không ngừng được củng cố và tăng cường. Cho đến nay, hệ thống quan trắc KTTV ở nước ta bao gồm hơn 500 trạm khí tượng và thuỷ văn các loại và 3 trạm khí tượng cao không. Các trang thiết bị cũ hoặc lạc hậu đang dần dần được thay thế bằng các dụng cụ và máy móc hiện đại hơn. Đảm bảo thu thập số liệu đầy đủ và liên tục.

Ngoài mạng lưới các trạm khí tượng và thuỷ văn thông thường, ngành KTTV cũng tăng cường việc ứng dụng các công nghệ hiện đại trong quan trắc, đặc biệt là công nghệ viễn thám. Trang bị một trạm thu ảnh mây vệ tinh phân giải cao cung cấp các ảnh mây thu từ 5 kênh của vệ tinh địa tĩnh GMS-5 của Nhật (28 ảnh/ngày) và vệ tinh cực NOAA 12 và NOAA 14 của Mỹ (2 ảnh/ngày), khai thác có hiệu quả phục vụ công tác dự báo, đặc biệt là dự báo bão. Một hệ thống radar thời tiết cũng đang được hoàn thiện với 5 radar đang hoạt động, trong đó có 2 radar Doppler. Với hệ thống quan trắc đồng bộ như trên, việc theo dõi và phát hiện diễn biến về không gian và thời gian của bão và ATNĐ được đầy đủ và kịp thời hơn.

Chất lượng dự báo KTTV trong những năm qua cũng đạt được có những tiến bộ đáng khích lệ, góp phần đáng kể trong công tác phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại. Mặc dù còn hạn chế về trang thiết bị quan trắc,

chất lượng dự báo của chúng ta cũng đạt ở mức các nước trung bình trong khu vực.

Tuy nhiên, việc dự báo được các hiện tượng KTTV như lũ quét, tố lốc, vòi rồng, bão (ATNĐ) hình thành ngay sát bờ biển… vẫn là một thách thức lớn không những đối với nước ta mà còn đới với tất cả các nước khác trên thế giới. Ngay cả đối với các nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến như Mỹ, Nhật…thì người ta cũng chỉ có thể cảnh báo trước được các hiện tượng này từ 1 - 3 giờ.

+Ưu điểm của biện pháp dự báo:

Phát hiện được bão sớm, xác định được mức gió, độ nguy hiểm của bão để có thể ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa thiệt hại do bão.

+Nhược điểm:

Mức chính xác của các bản tin dự báo bão, ATNĐ sẽ trở nên không còn ý nghĩa nếu không có những bước đi cần thiết trong công tác phòng tránh.

6.3. Các giải pháp phòng chống bão

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN địa CHẤT môi TRƯỜNG (Trang 36 - 37)