GTZ-C1EM, ớ năm thì hành Luật Doanh nghiệp: Những vẩn đề nổi bật và Bài hạc kình nghiệm,

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp những điểm mới của luật doanh nghiệp năm 2005 và một số kiến nghị nhằm thực thi có hiệu quả luật (Trang 46 - 49)

Vậy phải chăng với quy định trên cùa Luật Doanh nghiệp năm 1999 mới chí giải quyết được vấn đề Đ K K D đơn giản, gọn nhẹ và nhanh chóng, nhưng đối với vấn để quản lý Nhà nước đối với hoạt động của DN sau Đ K K D chưa được đảm bảo, chưa thực hiện được yêu cẩu đỏt ra là: "hướng dẫn việc Đ K K D bảo đâm thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội".

Với quy định trên thì mỏc nhiên công tác Đ K K D đã từ bỏ chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh, như vậy thì việc Đ K K D chi là hình thức và chức năng quản lý Nhà nước đối với DN thông qua công tác Đ K K D đã được chuyển giao cho cơ quan quân lý chuyên ngành như cơ quan Thuế, cơ quan Công an, Môi trường, Thanh tra...

Thực tiễn sấu năm thi hành Luật Doanh nghiệp năm 1999, đã có rất nhiều trường hợp đã Đ K K D nhưng lại chưa ra kinh doanh, chưa có phương án làm ăn cụ thể, do đó cũng chưa thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế...

Tăng thêm quản lý buộc các DN phải tuân thủ các quy định của pháp luật, hạn chế tối đa kẽ hở dễ tạo nên các DN được hình thành vì các mục đích tiêu cực có thể coi là những điểm nhấn mới trong nội dung tăng cường quản lý Nhà nước đối với DN của Luật Doanh nghiệp năm 2005. Và mỏc dù Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã siết chỏt hơn các quy định về quản lý Nhà nước, song điều quan trọng là những quy định này không gây nên bất cứ một ảnh hưởng tiêu cực hay bất lợi nào đối với các DN kinh doanh đúng pháp luật. Hơn thế, chính quan điểm tăng cường quản lý Nhà nước dựa trên nguyên tắc đảm bảo tôn trọng quyền tự do kinh doanh của DN đã khiến cho các nhà đầu tư cảm thấy yên tâm hơn.

Thứ nhất, vé thủ tục, hồ sơ Đ K K D . Khác với các quy định của Luật Doanh

nghiệp năm 1999, theo đó người thành lập DN phải tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ Đ K K D còn cơ quan Đ K K D chi chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ Đ K K D (Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 1999), thì đến Luật Doanh nghiệp năm 2005, ngoài trách nhiệm quy định tại Điểu 12 Luật Doanh nghiệp năm 1999, cơ quan Đ K K D còn phải "có trách nhiệm xem xét hổ sơ Đ K K D và cấp Giấy chứng nhận Đ K K D trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hổ sơ" (Khoản 2 Điều 15 Luật Doanh nghiệp năm 2005) và cấm cư quan Đ K K D "cấp Giấy chứng nhận Đ K K D cho người không đủ điều kiện hoỏc từ chối

cấp Giấy chứng nhận Đ K K D cho người đủ điều kiện theo quy định của Luật này; gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người yêu cầu Đ K K D và hoạt động kinh doanh của DN" (Khoản Ì Điều 11 Luật Doanh nghiệp năm 2005).

Nói cách khác, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước là chủ yếu. Nhà đầu tư chỉ kê khai theo biểu mựu, nộp hổ sơ tại cơ quan Đ K K D ; họ cam kết kê khai trung thực. chính xác nội dung hổ sơ Đ K K D và không có nghĩa vụ chứng minh lý lịch của mình. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp người đăng ký thành lập và quản lý DN cố tình gian lận về thông tin của họ và cơ quan Đ K K D khổng phải là cơ quan nắm được đủ các thông tin cần thiết. Vì vậy, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan để xác minh nhân thân đối tượng liên quan, xây dựng hệ thống quản lý lý lịch tư pháp công dân, cung cấp cho cơ quan Đ K K D . Các cơ quan cung cấp thông tin cẩn chịu trách nhiệm về thông tin mình cung cấp.

Thứ hai, về công tác hậu kiểm. Luật Doanh nghiệp năm 2005 so với Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã củng cố và hoàn thiện thêm một bước về công tác hậu kiểm, thông qua các quy định được cụ thể hoa và chặt chẽ hem về gia nhập thị trường, tổ chức bộ máy quản lý DN, quy chế hoạt động của bộ máy đó, quy định về BKS và cơ chế bảo vệ cổ đông, thành viên thiểu số.

Để trực tiếp quản lý Nhà nước đối với DN, Luật Doanh nghiệp năm 2005 củng cố thêm chức năng, nhiệm vụ của hệ thống cơ quan Đ K K D , quy định rõ ràng hơn, minh bạch hơn và chính xác hơn về những điều được làm và không được làm, quyền lợi và trách nhiệm, nghĩa vụ đối với công chức tại các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như đối với các DN và đối tượng xin Đ K K D để bảo đảm cho tổ chức này thành một hệ thống hỗ trợ DN có hiệu quả (Khoản Ì Điều l i và Điều 163 Luật Doanh nghiệp năm 2005).

Còn đối với DN, Luật bổ sung thêm quy định về thu hồi Giấy phép Đ K K D và xoa tên trong sổ Đ K K D đối với các trường hợp sau: nội dung kê khai trong hồ sơ Đ K K D là giả mạo; DN được thành lập bời những người bị cấm thành lập DN theo quy định của Luật này; không đăng ký m ã số thuế trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp chứng nhận Giấy chứng nhận Đ K K D ; không hoạt động tại trụ sư đăng ký trong thời hạn sáu tháng liên tục. kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận Đ K K D hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính; không báo cáo về hoạt động kinh

doanh của DN với cơ quan Đ K K D trong mười hai tháng liên tục; ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục m à không thông báo với cơ quan Đ K K D ; kinh doanh ngành, nghề bị cấm... (Điều 165 Luật Doanh nghiệp năm 2005).

Như vậy, so với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 1999, thì yêu cầu về tính liên tục trong hoạt động của DN được thắt chặt hơn, cũng như nguyên tắc DN phải hoạt động tại địa chể đã đăng ký cũng được pháp lý hoa. Và các quy định này hoàn toàn không gây phiền hà, khó khăn cho những người thành lập, sở hữu DN tuân thủ pháp luật. Bởi hiển nhiên, với những DN được thành lập ra để hoạt động kinh doanh thực sự thì việc công khai rõ ràng địa chể, thời gian hoạt động là điều cần thiết và quan trọng, vì họ cần được các đối tác biết đến và biết rõ về DN. Do vậy, bất cứ một sự không rõ ràng, không công khai hay việc thay đổi điạ chể thường xuyên m à không thông báo, không tiến hành các hoạt động sau khi ĐKKD... đểu đáng phải để pháp luật xem xét.

Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, việc DN "ma" hay tình trạng DN "biến mất" đều xuất phát từ lý do DN không hoạt động tại địa chể đã đăng ký với cơ quan Đ K K D cũng như không thực hiện các nghĩa vụ nộp báo cáo tới các cơ quan quản lý Nhà nước theo luật định. Điều đáng nói là Luật Doanh nghiệp năm 1999 chưa có một chế tài nào để kiểm soát cũng như xử lý các DN này. Chính điểu đó đã tạo ra một kẽ hở pháp lý để cho các DN "ma" thành lập với mục đích như chể Đ K K D để mua bán hoa đơn thuế giá trị gia tăng...

Rõ ràng, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã thắt chặt hơn công tác quản lý Nhà nước đối với DN, buộc DN phải tuân thủ đúng luật. Cũng như vậy, cơ quan quản lý Nhà nước có thể xử lý nhanh hơn, chủ động hơn các trường hợp vi phạm với các quy định rõ ràng, công khai. Tuy nhiên, điều quan trọng và hợp lý là cho dù quy định chặt chẽ hơn, nghiêm khắc hơn, thì các quy định ngăn ngừa này đều không làm ảnh hường đến các D N làm ăn trung thực.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp những điểm mới của luật doanh nghiệp năm 2005 và một số kiến nghị nhằm thực thi có hiệu quả luật (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)