Đưa ẩm thực vào để thiết kế thành một sản phẩm du lịch.

Một phần của tài liệu Văn hóa ẩm thực trong hoạt động kinh doanh lữ hành (Trang 28 - 33)

4. Những ý kiến đề xuất nhằm phát huy hơn nữa những đặc trưng của di sản văn hóa này trong hoạt động du lịch

4.3 Đưa ẩm thực vào để thiết kế thành một sản phẩm du lịch.

Theo cách hiểu chung nhất và khái quát nhất: sản phẩm du lịch là những dịch vụ hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch.

Dưới góc độ của nhà sản xuất thì sản phẩm du lịch là một sản phẩm tổng hợp. Sản phẩm theo quan điểm của Marketing hiện đại thì nó phải thỏa mãn được các nhu cầu của người tiêu dùng mà người tiêu dùng ở đây là khách du lịch. Các nhu cầu của họ rất phong phú, đa dạng, đòi hỏi nhiều loại hình dịch vụ trong quá trình đi du lịch. Cho nên một sản phẩm du lịch có chất lượng cao phải là một sản phẩm được kết hợp bởi những giá trị vạt chất và tinh thần tinh túy nhất, đặc trưng nhất của một vùng, một địa phương, một dân tộc được chắt lọc qua nhiều năm lịch sử với những yếu hiện đại nagỳ nay. Snả phẩm du lịch là yếu tố cơ bản quyết định sự thành bại đối với hoạt động kinh doanh du lịch. Một sản phẩm có uy tín chắc chắn sẽ luôn hấp dẫn được khách và từ đó ngành du lịch sẽ có cơ sở vững chắc để phát triển

Trong những năm qua ngành du lịch đã đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi. Nhưng so với yêu cầu tiềm năng du lịch to lớn của nước ta thì vẫn còn khiêm tốn và chưa được vững chắc như: lượng khách trở lại thăm Việt Nam chưa cao, thời gian lưu trú tại Việt Nam còn ngắn và chỉ tiêu khách du lịch ở Việt Nam còn thấp so với một số nước trong khu vực. Một trong những yếu tố mang tính quyết định tới sự hấp dẫn, thu hút khách quốc tế đến Việt Nam là sản phẩm du lịch và chất lượng dịch vụ. Sản phẩm du lịch chất lượng tốt, bán được nhiều sẽ mang lại nguồn thu lớn và mang lại nuồn thu lớn tạo điều kiện cho du lịch phát triển.

Sản phẩm du lịch rất đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó có các tuor, tuyến du lịch, khách sạn, dịch vụ vui chơi giải trí, vận chuyển, nhà hàng ăn uống, hàng lưu niệm...khác với những sản phẩm hàng hóa khác khi trao đổi người ta mang trực tiếp sản phẩm đó ra thị trường bán, còn đối với sản phẩm du lịch người tiêu dùng phải đến với nó, đối với người bán nhiều lắm thì cũng chỉ có thể dùng những biểu tượng hình ảnh, lời nói để giới thiệu sản phẩm đó với khách hàng. Gía trị của sản phẩm du lịch vừa là tổng hợp nhiều yếu tố nhưng lại được thể hiện cụ thể từng nơi tùng lúc, từng khâu tách biệt nhau, từng yếu tố riêng biệt. Tùy từng nước mà người ta dựa vào các yếu tố chính sách để tạo ra những sản phẩm mũi nhọn. Ở Việt Nam chúng ta phải dựa vào 2 yếu tố trụ cột: Tiềm năng thiên nhiên, tiềm năng nhân văn và yếu tố sáng tạo của những người quản lý và kinh doanh du lịch của các ngành, các địa phương có liên quan. Tuy nhiên, có những nơi tiềm năng thiên nhiên phong phú nhưng sự đầu tư chủ động của con người còn hạn chế, nơi danh lam thắng cảnh đẹp nhưng quản lý giữ gìn không tốt ảnh hưởng xấu đến moi trường. Thiên nhiên nước ta giàu và đẹp nhưng so với các nước khác trong khu vực và thế giới thì không phải là vượt trội hơn họ. Ta có bờ biển dài song lượng phù xa quá lớn làm nước biển nước ta không sạch. Hơn nữa, độ dốc tương đối lớn làm cho du lịch nghỉ biển khó khăn. Nhiều điểm nghỉ dưỡng chưa thể đáp ứng cho việc đón khách lớn, tập trung được. Như vậy để phát triển du lịch thiên nhiên nước ta quả không ưu thế bằng khi so với sự độc đáo của nền văn hóa dân tộc. Du lịch nếu không hơn hẳn thì phải độc đáo mới gây ấn tượng- đó là yếu tố mang tính nguyên tắc. Nhận thức được điều này các nhà doanh nghiệp du lịch đã chú trọng tạo dựng sản phẩm du lịch văn hóa. Để có một hệ thống sản phẩm du lịch mang nội hạt văn hóa phải xây dựng sản phẩm đáp ứng được 2 yêu cầu: tính độc đáo và tính biểu trưng của nền văn hóa dân tộc. Trong đó sản phẩm ẩm thực đã đáp ứng được những yêu cầu trên.

Bản thân văn hóa đã mang tính đặc thù cho mỗi quốc gia, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là sản phẩm du lịch đã mang sẵn tính độc đáo. Khai thác đặc thù của văn hóa dân tộc để hình thành các sản phẩm du lịch chính là tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo. Chính vì vậy trong quá trình xây dựng các sản phẩm du lịch, các công ty du lịch cần phải biết khai thác triệt để tính đặc trưng của nền văn hóa dân tộc, tránh lặp lại những gì đã đã trở thành những đặc tính chung gần gũi với các quốc gia trong khu vực. Chúng ta tự hào vì có 1 lịch sử phát triển lâu đời đó là những trang sử quật cường chống ngoại xâm là sự bền bỉ giữ gìn bản săc văn hóa dân tộc. Thế giới chưa hết tò mò vì 1 Việt Nam nhỏ bé, kiên cường chống giặc ngoại xâm, đã phải ngạc nhiên trước sự thay đổi nhanh chóng bộ mặt kinh tế của quốc gia này. Đối với thế giới quốc gia nhỏ bé này luôn là câu hỏi đầy bí ẩn và nền văn hóa đặc sắc của quốc gia đó hẳn phải hàm chứa những giá trị tinh thần hết sức hấp dẫn, cần phải tìm hiểu khám phá.

Lịch sử dân tộc đã chứng minh Việt Nam là 1 trong số ccá dân tộc có nguồn gốc tổ tiên lâu đời, là 1 trong những cái nôi của loài người, là nơi sản sinh ra nền văn minh lúa nước. Việt Nam cũng là nơi hấp thụ, phát huy tinh hoa Á Đông theo cách rất riêng biệt.

Có thể thấy rằng, chúng ta đã có may mắn kế thừa 1 di sản văn hóa tinh hoa từ ngàn đời do ông cha để lại. Đây chính là những giá trị lạ lùng độc đáo, hấp dẫn đối với du khách. Ẩm thực Việt Nam với những nét riêng có mang đậm đà bản sắc dân tộc, phản ánh nhiều vấn đềcủa cuộc sống hàng ngày là 1 trong những nét văn hóa đặc sắc nhất của nền văn hóa Việt Nam. Vì vậy có thể coi việc xây dựng các tuor du lịch ẩm thực là 1 sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo của Việt Nam, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch Việt Nam

Nhận thức được ưu thế của ẩm thực và nắm bắt được nu cầu muốn khám phá ẩm thực Việt Nam của nhiều du khách, đặc biệt là khách nước ngoài, ccá công ty du lịch, các khách sạn đã đưa ra những chương trình ẩm

thực vào các tuor du lịch và đã rất thành công như công ty du lịch Fidituorist, Saigontuorist đã tổ chức tuor kết hợp khám phá ẩm thực . Từ năm 2002 đến nay Saigontuorist đã tổ chức tuor kế hợp tìm hiểu ẩm thực cho hơn 30 đoàn khách nước ngoài, đối tượng là du khách muốn tìm hiểu văn hóa Việt Nam và đầu bếp hoặc chủ nhà hàng muốn biết thêm món ăn để làm phong phú hơn cho thực đơn nhà hàng của mình, du khách được đi chợ, được chỉ cách chọn thực phẩm và học nấu ăn tại nhà dân hoặc tại trường dạy nấu ăn. Khách sạn Victoria Cần Thơ với chương trình đi chợ học và học nấu ăn du khách sẽ được đi chợ nổi trên sông mua thực phẩm sau đó sẽ trở về khách sạn và chính đàu bếp khách sạn hướng dẫn. Đặc biệt, những năm gần đây các công ty du lịch rất chú trọng khai thác tuor du lịch kết hợp tìm hiểu ẩm thực vào dịp tết Nguyên Đán bởi đây là tuor rất được du khách nước ngoài ưa thích, đặc biệt là với khách du lịch nước ngoài và Việt kiều với các chương trình “ Tây ăn tết ta” , “ 3 cùng với tết Việt “( du khách cùng ỏe nhà người Việt, cùng người Việt đi chợ và chuẩn bị tết, cùng nấu cỗ tết và cùng thưởng thức mâm cỗ do chính mình làm ra), “ăn tết với nhà dân miệt vườn”( du khách vừa được thưởng thức 1 cái tết của người dân vùng Nam Bộ vừa được đi 1 chuyến du lịch khám phá vùng sông nước)

Không chỉ có các công ty du lịch Việt Nam mà cả công ty du lịch nước ngoài cũng tổ chức những tuor ẩm thực như hãng lữ hành Absolute ASIA (Mỹ) đã tổ chức tuor “nấu nướng thưởng lãm món ăn Việt Nam” với các trạm dừng chân là nhà hàng, quầy bán đồ ăn, chợ và các trường dạy nấu ăn từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh.

Thiết kế tuor du lịch ẩm thực chuyên biệt hay kết hợp ccá tuor du lịch học nấu ăn phải chú ý tìm hiểu những nét đặc trưng cho từng món an, những đặc sản của tưng vùng, miền. Du khách còn phải được hòa mình vào trong môi trường sinh hoạt nói chung của người Vệt Nam, ở chung với gia đình người Việt, được đi chợ lựa chọn thực phẩm và nấu ăn theo cách truyền thống

Việt Nma để cảm nhận những nét văn hóa qua từng cách nấu ăn và hương vị món ăn. Chuong trình này không chỉ đáp ứng nhu cầu của khach đến thăm quan Việt Nam ngắn ngày mà còn có thể kéo dài thời gian lưu trú và chỉ tiêu khách..

Ngoài ra để tổ chức tốt hơn những tuor du lịch ẩm thực chúng ta cần có sự phối kết hợp giữa các nhà hàng, khách sạn, các hãng lữ hành, các trường dạy nghề nấu ăn, các hộ dân với nhau để cộng tác tổ chức được tốt hơn, đáp ứng đúng nhu cầu thị yếu của khách đẻ thu hút khách đến với Việt Nam ngày một nhiều hơn...

Một phần của tài liệu Văn hóa ẩm thực trong hoạt động kinh doanh lữ hành (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w