LẤY MẪU KIỂM TOÁN

Một phần của tài liệu Kiểm toán- p3 - bằng chứng (Trang 35 - 41)

I. HỒ SƠ KIỂM TOÁN

LẤY MẪU KIỂM TOÁN

Ví dụ:

Trong kỳ doanh nghiệp có 10.000 hoá đơn. Kiểm toán viên muốn đánh giá sự chính xác của việc tính tiền trên các hoá đơn nên chọn mẩu 200 hoá đơn để kiểm tra. Việc tính tiền trên hoá đơn được coi là đạt yêu cầu nếu tỷ lệ sai phạm là 2,5%.

Kết quả kiểm tra mẩu cho thấy có 4 hoá đơn tính tiền sai. Tỷ lệ sai phạm của mẫu là 2%. Tỷ lệ sai phạm của tổng thể dự đoán là 2% ± 1%

Kết luận: việc tính tiền trên hoá đơn không đạt yêu cầu vì tỷ lệ sai phạm tối đa trên tổng thể (3%) đã vượt khỏi tỷ lệ sai phạm cho phép(2,5%)

Như vậy :

Tổng thể: 10.000 hoá đơn

Mẫu: 200 hoá đơn

Tỷ lệ sai phạm cho phép 2,5%

Đặc trưng mẫu: 2%

Đặc trưng tổng thể: 2% ± 1% Đánh giá kết quả mẫu: không đạt yêu cầu

Định nghĩa:

Lấy mẫu kiểm toán là chọn ra một số phần tử gọi là mẫu từ một số phần tử lớn hơn gọi là tổng thể, sau đó kiểm tra mẫu và dùng đặc trưng của mẫu để suy đoán ra đặc trưng của tổng thể.

Nâng cao hiệu quả của việc kiểm toán( giảm thời gian và chi phí)

Tạo điều kiện để kiểm toán viên đánh giá sự

hợp lý tổng thể của báo cáo tài chính hơn là mất thời gian vào kiểm tra chi tiết.

1. Quan hệ giữa kết quả chọn mẫu và việc

thực hiện kiểm toán: kết quả chọn mẫu

kiểm toán là một trong những cơ sở để kiểm toán viên kết luận về sự trình bày hợp lý của các số dư và nghiệp vụ trong báo cáo tài chính. Khi sai lệch ước tính từ kết quả mẫu nhỏ hơn sai sót có thể chấp nhận của khoản mục, kiểm toán viên có thể kết luận rằng khoản mục trình bày hợp lý sau khi đã xem xét các yếu tố khác ( tính chất của sai sót, các rủi ro liên quan…)

2. Quan hệ giữa kết quả chọn mẫu và kết quả

mẫu kiểm toán là một trong những cơ sở để kiểm toán viên kết luận về sự trình bày hợp lý của tổng thể báo cáo tài chính. Khi tổng sai lệch ước tính từ kết quả mẫu cùng với các sai lệch khác( sai lệch đã biết, sai lệch dự đoán từ thủ tục phân tích …) nhỏ hơn mức trọng yếu của báo cáo tài chính, kiểm toán viên có thể kết luận rằng báo cáo tài chính trình bày trung thực và hợp lý sau khi đã xem xét các yếu tố khác( tính chất của sai sót, các rủi ro liên quan…

3.Quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và chọn mẫu kiểm toán:

Rủi ro kiểm toán vẫn tồn tại ngay cả khi

không chọn mẫu kiểm toán

Chọn mẫu kiểm toán làm phát sinh thêm

một rủi ro gọi là rủi ro lấy mẫu. Rủi ro lấy mẫu là rủi ro mà kiểm toán viên dựa vào mẫu để đưa ra kết luận không chính

xác thay vì phải kiểm tra toàn bộ. Kiểm toán viên phải giới hạn rủi ro này trong phạm vi cho phép bằng cách điều chỉnh cở mẫu thích hợp. Rủi ro chấp nhận được càng thấp thì cở mẫu yêu cầu càng lớn. Cở mẫu được chọn là lựa chọn tối ưu giữa rủi ro và chi phí. Việc kiểm soát rủi ro lấy mẫu phải được thực hiện ngay trên hồ sơ kiểm toán.

+

QUY TRÌNH LẤY MẪU

(Giới thiệu đèn chiếu audit V/13) 1.Xác định mục tiêu của thử nghiệm

Mục tiêu thử nghiệm ảnh hưởng đến thủ tục. Mục tiêu và thủ tục phải phù hợp nhau. nếu thủ tục không phù hợp với mục tiêu thì sẽ không đạt được mục tiêu. Mục tiêu khác nhau thì thủ tục

cũng khác nhau. Do đó, có xác định mục tiêu mới có những thủ tục phù hợp và mục tiêu phải rõ ràng và khả thi.

Ví du1ï: từ biên bản kiểm kê hàng tồn kho để lập ra bảng tổng hợp kiểm kê hàng tồn kho

Nếu mục tiêu là tất cà các khoản trên biên bản kiểm kê đều được đưa vào bảng tổng hợp kiểm kê. Chọn mẫu trên biên bản kiểm kê để đối chiếu với bảng tổng hợp kiểm kê.

Nếu mục tiêu là tất cả mọi khoản trên bảng tổng hợp kiểm kê đều có cơ sở trừ biên bản kiểm kê. Chọn mẫu trên bảng tổng hợp kiểm kê rồi đối chiếu với biên bản kiểm kê. Ví dụ 2:

Mục tiêu Thủ tục 1. Các khoản nợ phải trả mà đơn vị khai báo là có thực

Lấy mẫu các khoản phải trả trên sổ chi tiết và kiểm tra chứng từ gốcGửi thư xác nhận 2. Các khoản nợ phải trả đều đã được khai báo

Kiểm tra hồ sơ mua hàng vào thời điểm khoá sổ

Kiểm tra các khoản chi quỹ sau thời điểm khoá sổ

Một phần của tài liệu Kiểm toán- p3 - bằng chứng (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w