Mục tiêu chính:

Một phần của tài liệu Ôn tập bào chế tự luận (Trang 26 - 28)

- Là thuốc tiêm dung môi nước, được sản xuất, đóng gói và sử dụng với số

3mục tiêu chính:

chiết xuất

Định nghĩa: HTCX là một quá trình kỹ thuật dùng dung môi (DM) để hòa tan và tách các chất tan ra khỏi dược liệu.

- Dung môi chứa chất tan thu được gọi là dịch chiết (DC). - Phần dược liệu sau khi chiết lấy dịch chiết gọi là bã. • Quá trình hòa tan không hoàn toàn.

• Dịch chiết chủ yếu chứa: Chất có tác dụng điều trị (hoạt chất) Các chất hỗ trợ, làm tăng tác dụng của hoạt chất. Các chất không mong muốn gọi là tạp chất.

3 mục tiêu chính:

• Lấy được tối đa các hoạt chất và những chất hỗ trợ vào dịch chiết,

• Giữ lại tối đa các tạp chất trong bã dược liệu,

• Xác định được các điều kiện cần thiết nhằm tiết kiệm dung môi, nhiên liệu, thời gian trong quá trình chiết xuất

Câu 2:Cách phân loại và xử lý dược liệu trước khi chiết xuất.

Phân loại:

- Dược liệu thảo mộc: hoa, lá, hạt, rễ, vỏ cây. Tươi hoặc khô (nhiều hơn)

- Dược liệu có nguồn gốc từ động vật: xương, sừng, da

•Dược liệu thảo mộc có thành phần chất tan rất phức tạp  chọn dung môi thích hợp.

Xử lý dược liệu:

Thu hái  làm khô (hoạt chất khỏi bị phân hủy).

• Dược liệu có chứa men làm giảm hàm lượng hoạt chất trong quá trình làm khô  diệt men trước khi làm khô (ổn định) Tiêu chuẩn của dược liệu

• Dược liệu độc mạnh: hàm lượng hoạt chất trong dược liệu (bắt buộc). Ô đầu: ≥ 0,6% alkaloid toàn phần Mã tiền: ≥ 1,5% alkaloid toàn phần.

Tính chất, đặc điểm của 2 môi trường dùng trong chiếc xuất

Câu 3: Phân biệt tính chất, đặc điểm của 02 môi trường dùng trong chiết xuất Dung môi

Yêu cầu chung: • Dễ thấm vào dược liệu. • Hòa tan chọn lọc. • Trơ về mặt hóa học

• Không làm thành phẩm có mùi vị lạ. • Rẻ tiền, dễ kiếm.

• Ít độc, không gây cháy nổ

Thông dụng: nước, cồn, hỗn hợp cồn – nước, ether – cồn, dầu thực vật. Cloroform, benzen, ether,…ít dùng hơn.

Nước

• Nước cất, nước khử khoáng, nước mềm

• Độ nhớt và sức căng bề mặt nhỏ  dễ thấm vào dược liệu  giải phóng chất tan vào dịch nước.

• Hòa tan: muối alkaloid, các glycosid, đường, chất nhầy, pectin, protein, chất màu, các acid, các muối vô cơ, enzyme....

• Không hòa tan: nhựa, chất béo, tinh dầu.

• Nước nóng: phá hủy các tổ chức tế bào thực vật chất trong tế bào được hòa tan nhanh hơn; đông vón các albumin để loại khỏi dịch chiết.

• Nhược điểm: gây thủy phân một số hoạt chất (glycosid, alkaloid…), là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển  chiết không quá 48h

Ethanol

• Hòa tan được nhiều loại hoạt chất: alkaloid, glycosid, acid hữu cơ, đường, tannin, tinh dầu, nhựa,…

• Thay đổi nồng độ ethanol để đạt được hiệu suất cao. • Nồng độ >20% : cản trở sự phát triển của vi sinh vật • Nhiệt độ sôi ethanol < nước dịch chiết dễ cô đặc.

• Lưu ý: Ethanol có tác dụng dược lý riêng, nồng độ ethanol cao khó thấm vào dược liệu, dễ cháy và nổ...

Câu 4:04 hiện tượng chính xảy ra trong quá trình hòa tan chiết xuất

- Chiết xuất dược liệu là quá trình di chuyển vật chất trong hệ hai pha rắn - lỏng, trong đó dung môi là pha lỏng, còn dược liệu là pha rắn.

- Trong đó xảy ra các quá trình: thẩm thấu, thẩm tích, hòa tan và khuếch tán - Khi cho dược liệu khô đã chia nhỏ tiếp xúc với dung môi, sẽ xảy ra các quá trình sau đây: Thâm nhập dung môi vào trong dược liệu. Hòa tan các chất trong dược liệu Khuếch tán các chất tan.

Một phần của tài liệu Ôn tập bào chế tự luận (Trang 26 - 28)