Quá trình chẩn đoán tìm lỗi hệ thống thủy lực

Một phần của tài liệu Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa, chẩn đoán máy đào KOMATSU PC350 (Trang 42 - 46)

- Hỏi lái máy, người quản lý thiết bị cụ thể là máy đang được sửa chữa về tình trạng kỹ thuật:

+ Máy đang hoạt động bình thường, đầy đủ các thao tác

+ Nhưng không làm được việc do không thực hiện được thao tác kết hợp. + Khi làm động tác đơn thì nhanh nhưng khi phối hợp và vào tải thì lại chậm + Hệ thống di chuyển rung giật

- Tiến hành đo kiểm thông số về áp suất cũng như các chỉ số về tình trạng của máy theo chuẩn của hãng

+ Sử dụng 3 đồng hồ đo áp suất: hai đồng hồ đo áp suất bơm chính, một đồng hồ đo áp suất bơm điều khiển.

+ Sử dụng các bài giám định để chẩn đoán về hiện tượng rung giật của hệ thống di chuyển

+ Quan sát bằng mắt thường các nguyên nhân có thể xẩy ra hiện tượng rung giật về cơ khí

+Khi quay toa chỉ quay được một bên, bên còn lại rất yếu. +Máy bị cấp áp làm nóng dầu và bơm không lùi được về Min +Máy khi cắt xích không tách bơm

- Kết luận:

+ Máy làm việc mà bị mất phối hợp thì chỉ có nguyên nhân là các con van bù áp ở trên phân phối bị kém hoặc có người thợ trước đó sữa lắp lộn.

+ Nguyên nhân dẫn đến rung giật của máy từ hệ thống thủy lực đã được loại trừ, chỉ có thể đến từ hệ thống cơ khí như bánh sao không đồng đều, dải xích không đảm bảo yêu cầu…

+ Sau khi tiến hành đo áp 2 cửa công tác quay toa trực tiếp ở phân phối thì áp 2 cửa vẫn lên được 320kg/cm2 thì ta biết lỗi tại motor quay sàn, tiến hành tháo về xưởng để sửa chữa.

+ Sau khi đo áp suất đường về tăng tốc bơm thì đã phát hiện lỗi cấp áp nằm ở phân phối, tiến hành tháo đưa về xưởng sửa chữa.

- Sau khi đo các thông số LS về tăng tốc bơm thì có kết luận như sau: Máy bị cấp áp là do phân phối bị lắp lộn con trượt.

- Cơ sở lý thuyết về khối phân phối và sơ lược về sửa chữa bệnh cấp áp bơm: Sẽ có 2 vấn đề dẫn đến bơm bị cấp áp:

+ Balo của bơm bị kẹt con trượt làm cho bơm không lùi được theo đúng đặc tính của nó.

+ Do lắp lộn con trượt dẫn đến áp suất đương LS về tăng tốc bơm không cắt khi các con trượt ở vị trí trung gian.

 Sau khi chẩn đoán khoanh vùng được bệnh của máy thì ta sẽ tháo và kiểm tra các phần tử mà ta đã khoanh vùng để sửa chữa.

Một phần của tài liệu Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa, chẩn đoán máy đào KOMATSU PC350 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w