Hư hỏng:kẹt con trượt
Nguyên nhân:Do bị các mạt sắt, đồng làm cho con trượt với lòng bị ba via.
Hư hỏng:Các loại van như van an toàn, van hợp chia, van 1 chiều chống xâm thực bị kém hoặc hỏng
Nguyên nhân:Do bị mạt đồng, sắt đi vào hệ thống làm kẹt, lò xo kém, doăng phớt kém, các ti con trượt xước quá giới hạn cho phép, vết ăn của đầu đạn không kín.
Hư hỏng:Con trượt bị xước, mòn quá giới hạn cho phép.
Nguyên nhân:do dầu trong hệ thống bẩn. 2.2.3. Cách khắc phục
- Đối với con trượt:
+ Nếu con trượt mòn quá thì ta có thể đem đi doa mạ hoặc chế tạo lại để khe hở giữa con trượt và lòng phân phối đảm bảo độ kín khít.
+ Nếu con trượt bị kẹt mà khe hở vẫn đảm bảo thì ta có thể lấy con trượt ra và cạo lớp ba via trên lòng phân phối, hoặc có thể rà qua lại giữa con trượt và lòng bằng bột rà cực mịn (vd như bột xi măng).
- Đối với các loại van:
+ nếu đầu đạn bị kém thì ta sẽ phải rà lại đầu đạn để đảm bảo giữ đủ áp cần thiết.
+ Nếu doăng kém thì ta cần phải thay doăng mới.
+ Nếu các ti con trượt bên trong van bị kém thì ta phải đi doa mạ hoặc chế tạo lại.
2.2.4. Quy kiểm tra bảo dưỡngST ST T Quy trình thực hiện Dụng cụ Quy trình thực hiện Yêu cầu kỹ thuật
1 Lò xo
Van chuyên dùng
Sau khi tháo chi tiết ta tiến hành kiểm tra bằng vam xem độ đàn hồi của lò xo có tốt không, nếu mất độn đàn hồi ta thay mới chứ không khắc phục.
Kiểm tra đúng kỹ thuật của dụng cụ
2 Gioăng phớt
Gioăng phớt hỏng là lý do khiến van bị chảy dầu thủy lực, cũng như mất áp suất,những gioăng bị hỏng ta nên thay mới chứ không khắc phục hay sửa chữa Thay đúng chủng loại và lắm rõ được cách thay
3 Xilanhpiston Thướckẹp
Quá trình làm việc diễn ra mòn, xước ta tiến hành lấy thước kiểm tra độ mòi giới hạn cho phép và dung sai. Nếu vượt quá 0,03mm với piston tiến hành thay mới, với xilanh ta nên doa lại sau đó đánh bóng cấp đô 12.
Piston thay đúng
chủng loại.
4 Thanh trượt Đồ gá
Tiến hành cho lên đồ gá kiểm tra độ cong, xước, của thanh trượt. Nếu bị xước ta tiến hành mài lại, nếu bị cong ta tiến hành gia công cơ khí sau đól ấy lại cơ tính.
Sau khi gia công ta nhớ lấy lại cơ tính ban đầu cho thanh trượt.
=> Sau khi kiểm tra và khắc phục các hư hỏng trên phân phối thì ta lại tiến hành lắp lại phân phối theo đánh dấu của tài liệu hãng. Sau khi lắp hoàn thiện ta cần đưa lên bệ thử để thử kín đo lượng dò lọt sau khi sửa chữa và lượng dò lọt thử trước khi tháo.
2.3. Quá trình chẩn đoán, sửa chữa hệ thống thủy lực máy đào PC350-62.3.1. Đặc tính kỹ thuật 2.3.1. Đặc tính kỹ thuật
Hình 2.36. Kích thước máy đào PC350-6
Dung tích gầu m3 1,2 Trọng lượng kg 32,300 T ín h nă ng K hả n ăn g là m v iệ c củ a m áy
Chiều sâu đào lớn nhất mm 7,383
Chiều sâu đào thẳng đứng lớn nhất 6,400
Tầm với lớn nhất khi đào 11,080
Tầm với lớn nhất khi ở mặt đất bằng
phẳng 10,890
Chiều cào lớn nhất khi đào 10,070
Chiều cao lớn nhất khi đổ đất thành đống
7,030 Lực đào lớn nhất kN 187,2 Vận tốc quay toa Vòng/phút 10 Vận tốc di chuyển km/h Lo:3.7;Mi:4.5 Hi5.5 Khả năng vượt dốc Độ 35 Áp lực lên mặt đất MPa 0.066 K íc h th ướ
c Chiều dài máy mm 11.030
Chiều rộng máy 3.190
Chiều rộng dải xích 3.190
Chiều cao máy khi di chuyển 3.255
m
áy Khoảng cách từ đối trọng đến mặt đất 1.186
Khoảng cách gầm xe 489
Bán kính quay vòng 3.300
2.3.2. Quá trình chẩn đoán tìm lỗi hệ thống thủy lực
- Hỏi lái máy, người quản lý thiết bị cụ thể là máy đang được sửa chữa về tình trạng kỹ thuật:
+ Máy đang hoạt động bình thường, đầy đủ các thao tác
+ Nhưng không làm được việc do không thực hiện được thao tác kết hợp. + Khi làm động tác đơn thì nhanh nhưng khi phối hợp và vào tải thì lại chậm + Hệ thống di chuyển rung giật
- Tiến hành đo kiểm thông số về áp suất cũng như các chỉ số về tình trạng của máy theo chuẩn của hãng
+ Sử dụng 3 đồng hồ đo áp suất: hai đồng hồ đo áp suất bơm chính, một đồng hồ đo áp suất bơm điều khiển.
+ Sử dụng các bài giám định để chẩn đoán về hiện tượng rung giật của hệ thống di chuyển
+ Quan sát bằng mắt thường các nguyên nhân có thể xẩy ra hiện tượng rung giật về cơ khí
+Khi quay toa chỉ quay được một bên, bên còn lại rất yếu. +Máy bị cấp áp làm nóng dầu và bơm không lùi được về Min +Máy khi cắt xích không tách bơm
- Kết luận:
+ Máy làm việc mà bị mất phối hợp thì chỉ có nguyên nhân là các con van bù áp ở trên phân phối bị kém hoặc có người thợ trước đó sữa lắp lộn.
+ Nguyên nhân dẫn đến rung giật của máy từ hệ thống thủy lực đã được loại trừ, chỉ có thể đến từ hệ thống cơ khí như bánh sao không đồng đều, dải xích không đảm bảo yêu cầu…
+ Sau khi tiến hành đo áp 2 cửa công tác quay toa trực tiếp ở phân phối thì áp 2 cửa vẫn lên được 320kg/cm2 thì ta biết lỗi tại motor quay sàn, tiến hành tháo về xưởng để sửa chữa.
+ Sau khi đo áp suất đường về tăng tốc bơm thì đã phát hiện lỗi cấp áp nằm ở phân phối, tiến hành tháo đưa về xưởng sửa chữa.
- Sau khi đo các thông số LS về tăng tốc bơm thì có kết luận như sau: Máy bị cấp áp là do phân phối bị lắp lộn con trượt.
- Cơ sở lý thuyết về khối phân phối và sơ lược về sửa chữa bệnh cấp áp bơm: Sẽ có 2 vấn đề dẫn đến bơm bị cấp áp:
+ Balo của bơm bị kẹt con trượt làm cho bơm không lùi được theo đúng đặc tính của nó.
+ Do lắp lộn con trượt dẫn đến áp suất đương LS về tăng tốc bơm không cắt khi các con trượt ở vị trí trung gian.
Sau khi chẩn đoán khoanh vùng được bệnh của máy thì ta sẽ tháo và kiểm tra các phần tử mà ta đã khoanh vùng để sửa chữa.