Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát hiện, đào tạo, bồ

Một phần của tài liệu Chính sách nhân tài ở thành phố đà nẵng từ 1997 đến nay (Trang 33 - 43)

6. Những đóng góp của luận văn

1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát hiện, đào tạo, bồ

Thế giới ngày nay đang chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ. Nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển rất coi trọng vấn đề phát hiện, đào tạo, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài, có thể liệt kê được một số cách tiếp cận của các quốc gia trên thế giới về vấn đề nhân tài.

Kinh nghiệm của nước Mỹ về sử dụng nhân tài:

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, có được kết quả nói trên là do có chính sách thu hút nhân tài khắp thế giới phục vụ cho lợi ích của nước Mỹ.

“Nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng, ít có nước nào trên thế giới có thể sử dụng và thu hút nhân tài hiệu quả như nước Mỹ. Thật vậy, ngay từ đầu thế kỷ XX chính sách thu hút nhân tài của Chính phủ Mỹ đã phát huy tác dụng, nhân tài trên thế giới, đủ các màu gia, sắc tộc đã chọn Mỹ làm nơi cống hiến, góp phần giúp nước Mỹ trở thành quốc gia có nhiều phát minh khoa học hàng đầu thế giới. Chính phủ Mỹ có chính sách tuyển dụng nhân tài

rất bài bản, nghiêm ngặt, qua nhiều khâu sát hạch ai trúng tuyển thì được nhận vào làm việc và trả lương xứng đáng [53, tr.77].

Theo Dave Ulrich – Giáo sư Đại học Michigan (Hoa Kỳ) thì: “nhân tài là những người có khả năng làm tốt những công việc của ngày hôm nay và đặc biệt là của tương lai. Sẽ thật là sai lầm nếu chỉ so sánh thành tích của quá khứ để xác định ai là nhân tài, mà phải nhìn về phía trước xem ở tương lai tổ chức mình sẽ cần những con người như thế nào” [28, tr. 42].

Chính sách sử dụng nhân tài của Cộng hòa Liên bang Đức:

Nước Đức, hiện nay là một trong những nước phát triển, là nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Thành quả nói trên là do Chính phủ Đức có những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với những người thực sự có tài năng, những trí thức tầm cỡ, đầu tư xây dựng hệ thống các trường đại học hiện đại bậc nhất thế giới, đầu tư cho giáo dục.

“Ở Đức, trong quá trình đào tạo, người ta theo dõi từng con người cụ thể từ khi học bậc tiểu học đến khi tốt nghiệp đại học và học lên nữa. Mỗi học sinh đều có bộ hồ sơ riêng về quá trình học tập qua từng giai đoạn, đến khi học xong phổ thông trung học nhà trường sẽ tiến hành phân loại, ai có khả năng học tiếp thì bồi dưỡng cho vào đại học, học sinh nào không có khả năng học tiếp thì cho học sinh đó chuyển sang học nghề, nhà trường chỉ giữ vai trò tư vấn. Chính sách này đã tạo nên những thế hệ sinh viên tài năng và nhiều công nhân có tay nghề cao cho nước Đức” [53, tr.79].

Chính sách sử dụng nhân tài của Nhật Bản:

Nhật Bản, ngay từ thời vua Minh trị đã có tư duy đột phá, với việc quyết định cử những trí thức ra nước ngoài học tập và thực nghiệm. Do triều đình có chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” hợp lý, nhiều người đã xả thân vì sự nghiệp chấn hưng đất nước.

“Chính sách sử dụng người tài của Nhật Bản khá hoàn hảo: Chính phủ cử những chuyên gia giỏi của từng lĩnh vực đi tìm kiếm người tài để sử dụng.

Những người thực sự có tài năng được trọng dụng và tôn vinh thực sự: hưởng lương cao, cấp nhà ở và phương tiện làm việc hiện đại. Ngoài ra, Chính phủ còn quy định học sinh nào thi đỗ vào những trường đại học uy tín, thì khi ra trường người đó được Chính phủ tạo mọi điều kiện để lập nghiệp và tiến thân” [53, tr. 78].

Trung quốc với chính sách sử dụng nhân tài:

Nhận thức được vai trò then chốt của nhân tài trong chiến lược phát triển quốc gia. Ngày nay, Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã có nhiều chính sách liên quan đến trí thức, nhân tài làm cho họ phấn khởi, hăng hái tham gia vào quá trình chấn hưng đất nước. Nhờ vậy kinh tế Trung Quốc có những bước đột phá quan trọng. Năm 2011 GDP của Trung Quốc là 11.440 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ tính đến 31-12-2011 là 3.236 tỷ USD, đứng thứ nhất thế giới. Hiện nay Trung Quốc có chính sách thu hút nhân tài hiệu quả. Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 khóa XV, tháng 10-2000, ghi rõ:

“Nhân tài là nguồn quý giá nhất. Cạnh tranh quốc tế trong hiện tại và tương lai, xét cho cùng, là cạnh tranh nhân tài. Vì vậy, phải nắm thật chắc nhiệm vụ chiến lược trọng đại là bồi dưỡng, đào tạo, thu hút và sử dụng nhân tài” [53, tr.80]. Chính phủ Trung Quốc đã cử hàng chục ngàn sinh viên đi đào tạo tại các nước phát triển, sau khi về nước lực lượng này nay đã và đang làm việc trong các ngành sản xuất có giá trị cao. Nhà nước còn bỏ kinh phí xây dựng, phí mua sắm cơ sở vật chất – kỹ thuật, có chế độ đãi ngộ xứng đáng để đội ngũ trí thức, nhân tài yên tâm cống hiến. Ngoài ra, để thu hút nhân tài từ nước ngoài về nước tham gia công việc nghiên cứu Trung Quốc đã đề ra nhiều kế hoạch như: kế hoạch trăm người, kế hoạch thu hút nhân tài kiệt xuất từ nước ngoài, kế hoạch đội sáng tạo hợp tác kinh tế.

Chính sách sử dụngnhân tài của Singapore:

Là một quốc gia có diện tích tự nhiên nhỏ bé, là cộng đồng dân di cư nhưng Chính phủ Singapore biết cách đào tạo nên đội ngũ những người tham mưu, trợ lý giỏi, những trí thức tài năng đã góp phần phát triển kinh tế, giải quyết hài hòa các vấn đề xã hội, đưa Singapore gia nhập vào hàng ngũ những nước công nghiệp mới.

“Tại Singapore, tiêu chí để xác định nhân tài là “nguyên tắc toàn tài”. Nền tảng của toàn tài là mọi người không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, giới tính và thành phần xuất thân, đều có cơ hội như nhau để phát huy năng lực và sở trường của mình. Nền tảng nói trên vừa là đặc thù, vừa là sự lựa chọn duy nhất của Singapore. Ngoài ra, tiêu chí toàn tài còn là sự đòi hỏi sự tối ưu hóa ở từng cá nhân, từng người làm hết khả năng của mình. Hiền tài của đất nước Singapore trước hết chính là sản phẩm của nên giáo dục quốc nội, bên cạnh đó là đội ngũ những người được hưởng học bổng đào tạo ở nước ngoài. Ngày nay, Singapore sở hữu đội ngũ nhân tài hùng hậu, có khả năng đảm đương được mọi công việc trong một nước phát triển” [53, tr. 86].

Tóm lại, qua kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển chúng ta có thể nhận thấy được giá trị của chất xám trong giai đoạn hiện nay. Một số quốc gia đã thành lập những tổ chức, công ty chuyên nghiên cứu, phân tích và săn lùng nhân tài trên khắp thế giới để tuyển nhân tài về làm việc cho nước mình.

Tiểu kết chương 1

Trong bối cảnh hiện nay, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã có quan điểm tích cực về vai trò của con người, nguồn nhân lực trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Con người được coi là trung tâm của sự phát triển, vì vậy đầu tư cho con người là đầu tư cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Nhận thức sâu sắc về vai trò của con người, nguồn nhân lực trong đó có đội ngũ nhân tài trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta đã khẳng định: Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển nguồn nhân lực, nhân tài phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và dựa trên cơ sở phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc kết hợp với việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, công cụ chủ yếu của phát triển nguồn nhân lực, nhân tài chính là giáo dục và đào tạo, đồng thời cần thiết phải thực hiện chính sách khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Mục tiêu của quá trình phát triển nguồn nhân lực là nâng cao giá trị nguồn lực con người thông qua các phương diện chủ yếu như: thể lực, trí tuệ, đạo đức, năng lực, kỹ năng.

DANH MỤC TÀI LỆU THAM KHẢO

1. Lê Hữu Ái, Nguyễn Phước Phúc (2012), Những đột phá của Đà Nẵng về thu hút, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cho tái cơ cấu kinh tế, Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, tr.18-24, Đà Nẵng.

2. Tần Xuân Bảo (2012), Đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý kinh nghiệm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Ban Chấp hành đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2013), Văn kiện các kỳ đại

hội đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1997-2010), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 4. Ban Chấp hành đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2015), Văn kiện Đại hội

Đại biểu lần thứ XXI Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

5. Bộ Chính trị (2003), Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16-10-2003 của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Hà Nội.

6. Cục thống kê Đà Nẵng, Niên giám thông kê Đà Nẵng 2014, Nxb Thống kế, Hà Nội.

7. Trương Minh Dục (2010), Miền trung và Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

8. Phạm Văn Đồng (2008), Giáo dục đào tạo quốc sách hàng đầu, tương lai của dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14.Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16.Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17.Ngô Văn Hà (2012), Hồ Chí Minh với việc trọng dụng trí thức, nhân tài,

Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3 (256), tr. 17-25.

18.Dương Anh Hoàng (2012), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Đà Nẵng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19.Thẩm Vinh Hoa – Ngô Quốc Diệu (2008), Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hung đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20.Hội đồng lý luận Trung ương (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong tình hình hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21.Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22.Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23.Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24.Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25.Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26.Nguyễn Văn Huyên (2009), Con người chính trị Việt Nam truyền thống

27.Nguyễn Đắc Hưng (2008), Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28.Nguyễn Đắc Hưng (2013) Nhân tài với tương lai đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29.Nguyễn Đắc Hưng (2005), Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30.Nguyễn Văn Khánh (2010), Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hung đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31.Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 32.Trần Hồng Lưu (2009), Vai trò của trí thức khoa học trong sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33.C.Mác và Ph. Ăng ghen (1995), Toàn tập, tập 3. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34.C.Mác và Ph. Ăng ghen (1995), Toàn tập, tập 19. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35.Trần Văn Minh (2008), Đà Nẵng chủ động hội nhập và tăng tốc phát triển, Tạp chí Cộng sản, số 787, tr. 93-95.

36.Trần Văn Minh (2011), Định hướng và giải pháp phát triển nhân lực thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, số 15, tr.2-7.

37.Nguyễn Văn Nam (2011) Để phát huy hiệu quả tiềm năng của đội ngũ trí thức trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, số 15, tr.8-13.

38.Nguyễn An Ninh (2008), Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39.Nguyễn Thế Nghĩa (1997), Triết học với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

40.Đặng Công Ngữ (2011), Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho khu vực công của thành phố Đà Nẵng, Tạp chí phát triển kinh - tế xã hội Đà Nẵng, số 16, tr. 2-7.

41.Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2013), Nhân tài nguồn tài nguyên số 1, Nxn Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42.Ông Văn Năm, Lý Hoàng Ánh (2013), Quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị của Alvin Toffler, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43.Nguyễn Văn Phúc, Mai Thị Thu (2012), Khai thác và phát triển tài nguyên nhân lực Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44.Lê Văn Phục (2014), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Đà Nẵng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45.Nguyễn Thị Thu Phương (2009), Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ 1978 đến nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46.Võ Thị Phương (2012), Phát huy nguồn lực con người trong sư nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Đà Nẵng hiện nay, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết Học, Đà Nẵng

47.Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

48.Hội khoa học Lịch sử Việt Nam (2013), Thân Nhân Trung “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49.Tạ Ngọc Tấn (2012), Góp phần nghiên cứu một số vấn đề phát triển của Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

50.Nhiệm Ngạn Thân (2015), Phát hiện và sử dụng nhân tài, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

51.Bùi Văn Tiếng (2014), Đà Nẵng tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 15 năm nhìn lại, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 5), tr. 35-38.

52.Trần Anh Tuấn (2011), Về chính sách phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng, Tạp chí Xây dựng Đảng (số 8), tr. 34-38.

53.Đức Vượng (2013), Một số vấn đề về trí thức và nhân tài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54.Đức Vượng (2010), Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

55.Ngô Doãn Vịnh (2011), Nguồn lực và động lực cho phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

56.Bùi Công Vĩ (2012), Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo công tác thu hút và sử dụng nhân tài, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Chính trị học, Hà Nội

57.V.I.Lênin (1977), Toàn tập, t38, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

58.V.I.Lênin (2006), Toàn tập, 42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 59.V.I.Lênin (2006), Toàn tập, 45, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Chính sách nhân tài ở thành phố đà nẵng từ 1997 đến nay (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)