XỬ LÝ VÀ THEO DÕ

Một phần của tài liệu hướng dẫn điều trị CO GIẬT (Trang 30 - 33)

30 Nếu vẫn tiếp tục co giật, cho fosphenytoin hoặc phenytoin 5 mg/kg đến tối đa là mg / kg.

XỬ LÝ VÀ THEO DÕ

Cho nhập viện

• Trạng thái động kinh

• Động kinh thứ phát do nguyên nhân viêm nhiễm • co giật mới khởi phát ở bệnh nhân hơn 50 tuổi • Sản giật

• Co giật do xuất huyết nội sọ hoặc khối u

• Co giật do thiếu oxy máu, hạ natri máu, hạ đường huyết, rối loạn nhịp tim hoặc độc tính của thuốc

Những bệnh nhân không hồi phục ý thức hoàn toàn, và những người có rối loạn chuyển hóa hoặc huyết động đòi hỏi phải giám sát chặt chẽ, cho vào ICU. Nhập

viện cũng nên dành cho 3 bệnh nhân (1) bệnh nhân có cai rượu hoặc ma túy (2) trẻ co giật do sốt phức tạp, và (3) bệnh nhân trẻ có cơn động kinh mới khởi phát.

Ra viện

Bệnh nhân có thể ra viện sau khi bổ sung thuốc chống co giật. hướng dẫn dùng thuốc tại nhà, theo dõi định kỳ và không lái xe ô tô hay vận hành máy móc. Nồng độ thuốc chống co giật nên kiểm tra lại sau 1-2 tuần. bệnh nhân co giật lần đầu có thể không cần dùng thuốc ở nhà nhưng phải tái khám theo hẹn của bác sĩ

CHỐT LẠI

• Tiếp cận bệnh nhân co giật dễ mà khó. Cần chú ý bệnh sử cẩn thận và chỉ định xét nghiệm thận trọng, đa số kết quả điều trị đều tốt

• các nguyên nhân có khả năng đe dọa tính mạng như rối loạn nhịp tim, hạ đường huyết, hạ natri máu, nuốt chất độc và viêm màng não cần đánh giá và xử trí ngay lập tức.

• cần hỏi thêm thông tin về người quan sát được quá trình co giật của bệnh nhân trước trong và sau co giật

• Các nguyên nhân khác như ngất xỉu, giả co giật, buồn ngủ kịch phát có thể bắt chước cơn động kinh

• cần đề phòng cơn co giật tái diễn

• Các biến chứng của cơn động kinh bao gồm hít sặc, nhiễm toan, gãy xương và trật khớp.

Case Study

Đội cứu hộ nhận điện thoại cấp cứu báo 1 người đàn ông 50 tuổi co giật toàn thân trong khi đứng chờ mua 1 chai rượu vang ở cửa hàng rượu địa phương. Bệnh nhân nghiện rượu và nhiều lần vào khoa cấp cứu

Bệnh nhân vẫn co giật khi đội cứu hộ đến. cơn co giật kéo dài khoảng 8 phút. Vẫn bắt được mạch nhưng không đo được huyết áp. Bn được cho thở oxy và mắc

monitor tim, lập đường truyền tĩnh mạch khá khó khăn. Thiamine và glucose được tiêm tĩnh mạch ngay khi vào sau đó dùng thuốc chống có giật 5 mg diazepam tĩnh mạch, cơn co giật ngừng sau 2-3 phút. thời gian vận chuyển đến bệnh viện là 5-10 phút.

co giật do cai rượu thường hết một cách tự nhiên và không cần điều trị thuốc chống co giật.

bệnh nhân đến khoa cấp cứu vì hôn mê và chỉ đáp ứng khi kích thích đau. bệnh nhân thở một cách tự nhiên. test glucose là 140 mg / dL. oxy được tiếp tục thở 4 L / phút. Monitor thấy nhịp nhanh xoang, nhịp tim 120 nhịp mỗi phút. Bệnh nhân không sốt và không có dấu hiệu màng não.

Có nhiều nguyên nhân nghĩ tới ở bệnh nhân này như xuất huyết nội sọ, nghiện ma túy hoặc ngộ độc thuốc. đánh giá dấu hiệu màng não, kiểm tra cột sống cổ loại trừ chấn thương ở bệnh nhân này.

Bệnh nhân sau đó dần tỉnh và kêu đau đầu nhiều. ông cho biết ông uống rượu mấy ngày qua để làm dịu cơn đau đầu. khám không có gì bất thường nhưng bệnh nhân vẫn hơi lờ đờ. Nồng độ rượu huyết thanh là 285 mg / dL. CT scan sọ có máu tụ dưới màng cứng

Mặc dù bệnh nhân này khám không có bất thường nhưng nên chụp CT sọ vì: (1) ông cần dùng thuốc chống co giật để ngăn chặn cơn co giật kéo dài, (2), ông đã bị đau đầu trước cơn động kinh, và (3) nồng độ cồn của ông rất cao khi ông xuất hiện co giật. co giật do cai rượu xảy ra khi giảm đột ngột nồng độ ethanol máu. Có thể kéo dài hơn 5 phút và cần điều trị chống co giật tác dụng ngắn. Người nghiện rượu thường ngã và có thể chấn thương sọ não

Bệnh nhân sau đó được phẫu thuật lấy máu tụ

Các bác sĩ cấp cứu phải luôn luôn nghi ngờ xuất huyết nội sọ ở bệnh nhân nghiện rượu. Các triệu chứng không thể quy hết cho nghiện rượu hoặc hội chứng cai

Một phần của tài liệu hướng dẫn điều trị CO GIẬT (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)