Mối quan hệ kinh tế liên quan của các nước khu vực ASEAN và

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế sự kiện brexit và bài học cho ASEAN (Trang 29 - 34)

4. Bố cục đề tài:

4.1.2 Mối quan hệ kinh tế liên quan của các nước khu vực ASEAN và

và EU

“Liệu ASEAN có nên đặt mục tiêu phát triển theo mô hình của EU?”. Đây là câu hỏi được thường được đặt ra đối với sự phát triển của khu vực ASEAN. Tuy nhiên, việc Anh rời khỏi EU cũng gây nên sự hoài nghi cho các nước về một mô hình EU khác. Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này cũng có một ý nghĩa đặc biệt đối với ASEAN, khu vực mà trong quá trình hội nhập thường được so sánh với EU và cũng ít nhiều được truyền cảm hứng bởi mô hình của EU.

Dưới đây là vài nét cơ bản so sánh giữa hai tổ chức EU và ASEAN. Các nước châu Âu đã là những quốc gia phát triển khi thành lập ECSC vào năm 1951 – tổ chức tiền thân của EU. Họ hình dung rằng việc huy động nguồn tài nguyên từ nhiều nước có chủ quyền và những cách tiếp cận hội nhập khác sẽ giúp châu Âu tránh được việc xảy ra các cuộc chiến tranh khác. Trong khi đó, vào lúc ASEAN được thành lập năm 1967, hầu hết các nước thành viên mới bước ra khỏi cái bóng của các nước đô hộ, Khi các nước này bắt đầu công cuộc xây dựng đất nước, các nhà lãnh đạo đều phải cố gắng giữ vững nền độc lập còn non trẻ của mình.

Sự đa dạng của Đông Nam Á về văn hóa, tôn giáo, hệ chính trị, dân tộc và trình độ phát triển kinh tế cũng là cơ sở cho một cách tiếp cận thận trọng hơn trong vấn đề khu vực. Do đó, ASEAN được thiết kế như một tổ chức liên chính phủ thuần túy, và không có tham vọng trở thành cơ quan siêu quốc gia như EU.

Đa số phiếu kiểm soát định hướng của EU, ngoại trừ một số vấn đề nhạy cảm nhất định như chính sách đối ngoại và an ninh chung. Ngược lại, các nước thành viên ASEAN bao gồm cả lớn và nhỏ, đều có tiếng nói ngang bằng trong quá trình đưa ra quyết định dựa trên tham vấn và thống nhất.

EU làm mờ biên giới các quốc gia thì việc tham gia ASEAN lại là một cách để tang chủ quyền của các nước thành viên, đặc biệt là vấn đề an ninh – chính trị.

Nếu lý tưởng của EU có thể đã bị đẩy đi quá mạnh mẽ và quá nhanh thì ASEAN lại thường bị chỉ trích là quá chậm và quá ít. Thị trường chung châu Âu là nơi mà hàng hóa, dịch vụ, nguồn vốn và con người có thể tự do di chuyển – là một thành tựu đáng nể.

Đồng tiền chung châu Âu được coi là một "cây cầu nối" cho những thành viên kém phát triển hơn. Trong khi đó, ASEAN mới chỉ tiến hành các bước nhỏ và dần dần trong việc hoàn tất giai đoạn đầu của quá trình hội nhập, với việc xoá bỏ các dòng thuế cho việc trao đổi thương mại hàng hoá (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam vẫn còn hạn đến năm 2018).

Trong tương lai gần, ASEAN sẽ không phải đối mặt với sự phản đối trực tiếp liên quan tới vấn đề nhập cư – một tình huống tương tự đã dẫn đến Brexit và làn sóng bài trừ nhập cư dấy lên tại châu Âu.

ASEAN và EU cũng khác biệt về sự đóng góp của các nước trong việc xây dựng khu vực. Riêng năm 2016, chi tiêu cho hoạt động của các cơ quan thuộc EU đã lên tời 9,6 tỷ euro, trong khi ngân sách hành chính lớn nhất của ASEAN và Ban thư ký mới chỉ vỏn vẹn 20 triệu USD.

Nhìn chung, sự hình thành và mục tiêu phát triển của hai tổ chức có sự khác biệt tương đối lớn.

4.2 Những bài cho ASEAN rút ra từ Brexit

Mặc dù ASEAN không có ý định hay khả năng trở thành một EU khác, khối này vẫn có thể học được một số bài học quý giá từ EU sau sự kiện Brexit.

Chúng ta cần phải có một ý thức về cộng đồng nếu chúng động. Người Anh luôn cảm thấy miễn cưỡng về việc mình là thành viên EU và không tham gia một số chương trình như thị thực chung và đồng tiền chung, điều này đã làm giảm ý thức về cộng đồng. Do vậy, các nước thành viên khu vực ASEAN cũng nên quan tâm đến vấn đề này để có thể xây dựng một cộng đồng vững mạnh phát triển.

Thứ hai, vấn đề về chủ quyền dân tộc

ASEAN cần phải lưu tâm việc tôn trọng chủ quyền của các nước thành viên và không lặp lại sự sai lầm của EU khi bỏ qua sự thiếu tin tưởng và không hài lòng của cộng đồng.

Thứ ba, bài học về đồng tiên chung và hòa hợp chính sách kinh tế

ASEAN không cần một đồng tiền chung hay cố gắng vượt quá giới hạn kinh tế của mình, ASEAN cần phải xác định được các đối tác thương mại tự nhiên và tăng cường quan hệ kinh tế với các đối tác này. Đây là cách dễ nhất để cùng nhau phát triển. Đối với Thái Lan, nhóm CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam), Ấn Độ, Trung Quốc là những đối tác kinh tế chính trong khu vực.

Thứ tư, vấn đề về chính trị - an ninh khu vực

AEC đơn thuần là một cộng đồng kinh tế nhưng cũng không thể bỏ qua các yếu tố chính trị trong khu vực. Thậm chí yếu tố chính trị đóng một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì các lợi ích kinh tế của AEC. Một trong số các yếu tố chính trị đáng quan tâm nhất đối với ASEAN và AEC chính là nguy cơ về tình trạng nhập cư của người Rohingya có thể ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế trong AEC. Hiện nay, ASEAN không và chưa có tình trạng nhập cư của các cư dân trong nội khối EU và từ châu Phi như ở châu Âu. Tuy nhiên, viễn cảnh này hoàn toàn có thể xảy ra nếu các vấn đè người Rohingya không được giải quyết thấu đáo.

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN

Sự kiện Brexit là một sự kiện đã có nhiều tác động trực tiếp đến các lĩnh vực về hợp tác phát triển kinh tế, chính trị, các vấn đề về an ninh khu vực… đối với nước Anh, các thành viên của EU, và mối quan hệ giữa Anh và EU. Bên cạnh đó, Brexit cũng có ảnh hưởng đến khu vực châu Âu và thế giới, cũng như đem lại cho các quốc gia và các tổ chức đang phát triển một bài học sâu sắc về việc xây dựng một cộng đồng vững mạnh.

Qua bài nghiên cứu này, nhóm đã làm rõ các vấn đề về sự kiện Brexit từ khái niệm, nguyên nhân hình thành, sự tác động của nó lên các bên tham gia và với thế giới. Đồng thời, nhóm cũng đã đưa ra một số bài học cho tổ chức ASEAN một trong những tổ chức đang trong quá trình phát triển. Brexit là sự kiện đã và đang diễn ra, và diễn biến và kết quả của nó được không chỉ được các giới chuyên gia và người dân các nước quan tâm. Mặc dù thế, các nước và các cộng đồng trên thế giới cũng nên rút ra những bài học quý giá riêng cho mình từ EU sau sự kiện Brexit để có xây dựng cộng đồng của mình hiệu quả hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1.Khái quát về ASEAN, Bộ Ngoại giao Việt Nam, 24/09/2018

http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/ctc_quocte/un/nr090311103654/nr0903 11142006/nr090311143624/ns100419160658

2.Ban biên tập kinh tế Thông tấn xã Việt Nam, 2017, Những bài học ASEAN

có thể rút ra từ EU, Bnews, 24/09/2018 https://bnews.vn/nhung-bai-hoc- asean-co-the-rut-ra-tu-eu/55039.html

3. Lan Hương (Theo Bloomberg), Ảnh hưởng của Brexit tới EU qua 5

biểu đồ, 2017, Kinh tế & Đô thị, 25/09/2018.

http://kinhtedothi.vn/anh-huong-cua-brexit-voi-eu-qua-5-bieu- do-

281903.html

• Tài liệu tiếng Anh

1. Jiaqian Chen, Christian Ebeke, Li Lin, Haonan Qu & Jesse Siminitz, 2018,

The long term impact of Brexit on the European Union,IMF, 25/09/2018

https://blogs.imf.org/2018/08/10/the-long-term-impact-of-brexit-on-the- european-union/

2. Pavin Chachavalpongpun, 2016, ASEAN and Brexit’s lessons, JapanTimes, 24/09/2018

https://www.japantimes.co.jp/opinion/2016/07/06/commentary/world- commentary/asean-brexits-lessons/#.W6ugo2gzbIV

3.Chris Giles, 2018, What are the economic effects of Brexit so far, Financial Times, 25/09/2018

https://www.ft.com/content/dfafc806-762d-11e8-a8c4-408cfba4327c

4.Andy Bruce, 2018, Brexit vote impact felt throughout UK economy, Reuters, 24/09/2018

https://www.reuters.com/article/us-britain-economy/brexit-vote-impact-felt- throughout-uk-economy-idUSKCN1GB1BY

5. Chris Giles, 2016, Brexit in seven charts – the economic impact, Financial Times, 25/09/2018 https://www.ft.com/content/0260242c-370b-11e6-9a05- 82a9b15a8ee7

6. Chris Giles, 2018, The UK economy since the Brexit vote in 5 charts, Financial Times, 25/09/2018

https://www.ft.com/content/cf51e840-7147-11e7-93ff-99f383b09ff9

7. Valentina Romei, 2018, What will the EU look like after Brexit, Financial Times, 25/09/2018 https://www.ft.com/content/dec6968c-f6ca-11e7-8715- e94187b3017e

8.Schengen Area, European Commission, 23/09/2018

https://ec.europa.eu/home-affairs/what-we-do/policies/borders-and- visas/schengen_en

9.Currency units per SDR for June 2016, IMF, 25/09/2015

https://www.imf.org/external/np/fin/data/rms_mth.aspx?SelectDate=2016-06- 30&reportType=CVSDR

10. Currency units per SDR for July 2016, IMF, 25/09/2015

https://www.imf.org/external/np/fin/data/rms_mth.aspx?SelectDate=2016- 07-31&reportType=CVSDR

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế sự kiện brexit và bài học cho ASEAN (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w