4. Bố cục đề tài:
3.5.2 Brexit phá vỡ thế cân bằng quyền lực ở châu Âu, làm cho Anh
mất an toàn hơn.
Chính sách phòng thủ chung của EU sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì sau Brexit, quân đội tinh nhuệ của Anh như lực lượng đặc nhiệm SAS, Commandos hay Lữ đoàn nhảy dù sẽ không tham gia các chiến dịch chung của EU, nhất là trong trường hợp châu Âu quyết định can thiệp quân sự để đánh bại lực lượng IS.
Theo giới phân tích, quan hệ liên minh Pháp - Đức vốn là hòn đá tảng của sự đoàn kết EU. Tuy nhiên, Anh đóng vai trò kết nối giữa hai nước, giúp ổn định mối quan hệ giữa đôi bên và rộng hơn là cả châu Âu. Về lâu dài, việc Anh rời khỏi EU dẫn đến sự thay đổi cán cân quyền lực ở châu Âu. Không có Anh trong EU sẽ tạo điều kiện cho các nước theo chủ nghĩa can thiệp như Pháp, Italia và Tây Ban Nha giành lợi thế trong liên minh. Đức luôn xem Anh là một đối trọng với Pháp trong EU và nếu không có lá phiếu của Anh trong Hội đồng châu Âu, Đức, Hà Lan và các nước Bắc Âu sẽ mất đi một hậu thuẫn quan trọng trong các cuộc đàm phán. Sự suy yếu của Đức thậm chí có thể khuyến khích Pháp cố gắng kiểm soát vai trò lãnh đạo EU dẫn đến căng thẳng tăng lên giữa hai trụ cột của liên minh. Sự chia rẽ giữa Đông và Tây Âu có thể tăng lên sau sự ra đi của Anh. Trung và Đông Âu xem Anh như người bảo vệ chính cho các lợi ích của các nước thành viên EU không thuộc Eurozone. Anh là nước ủng hộ mạnh mẽ nhất đối với các biện pháp trừng phạt Nga vốn gắn liền với chính sách của Ba Lan và các nước Baltic. Nếu Anh rời khỏi EU, các nước Trung và Đông Âu có thể bị cô lập hơn trong liên minh và sẽ trở nên hoài nghi hơn. Sự suy yếu trong nội bộ sẽ dẫn đến sự suy yếu ảnh hưởng của EU trên trường quốc tế.