Thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH lợi (Trang 38 - 39)

a. Công thức tính:

Chi phí thuế thu nhập Lợi nhuận trước thuế

o Công thức cho biết tỷ lệ phần trăm chi phí thuế thu nhập trên lợi nhuận trước thuế. Công ty làm được 1 đồng lợi nhuận trước thuế thì công ty phải đi nộp bao nhiêu đồng chi phí thuế thu nhập cho cơ quan thuế.

o Đánh giá tỷ suất thuế phải nộp cho cơ quan thuế là cao hay thấp, so với các công ty cùng ngành, so với lãi suất theo luật định.

o Xu hướng biến động của tỷ suất thuế lên hay xuống, ổn định hay không theo thời gian.

o Đánh giá công ty có khoản ưu đãi thuế nào hay không. o Đánh giá hiệu quả quản lý thuế cao hay thấp.

o Đánh giá được công ty có sử dụng các chiêu thức nào để lách thuế hay không. Tính 2 mặt của việc sử dụng chiêu thức này (công ty có bị rủi ro không khi quyết toán thuế hoặc hiệu quả khi nộp thuế ít hơn).

o Đánh giá được những thay đổi của luật thuế thì có ảnh hưởng tốt hay xấu đến chi phí thuế, tỷ suất thuế của công ty.

Đối với công ty, đánh giá để đưa ra quyết định có nên sử dụng các chiêu thức nào để giảm thiểu chi phí thuế, tăng lợi nhuận hay để chi phí thuế theo xu hướng để có thu nhập tốt hơn, tăng lợi nhuận trước thuế, tăng lợi nhuận sau thuế. Đối với nhà đầu tư, đánh giá công ty đã quản lý tốt chi phí thuế hay chưa.

b. Phương pháp phân tích

o Xác định đúng chi phí thuế thu nhập. o Xác định đúng lợi nhuận trước thuế.

o Xem xét tính ổn định, xu hướng của tỷ suất thuế theo thời gian; chế độ quản lý thuế có ảnh hưởng gì đến công ty.

o Phải thấy được tác động của chính sách thuế đến hành vi của công ty, đến động cơ ghi nhận thu nhập của công ty. Một số tác động như:

 Khi công ty đang được miễn giảm thuế hay có những chính sách hỗ trợ khác về thuế. Công ty có xu hướng thổi phồng doanh thu, giảm chi phí, đẩy lợi nhuận tăng lên, một mặt vừa không tốn thêm khoản thuế phải nộp, một mặt vừa “làm đẹp” báo cáo tài chính vừa thu hút các nguồn vốn đầu tư và tài trợ vốn.

 Khi công ty đa ngành nghề, vừa đầu tư ngành nghề được ưu đãi thuế và ngành nghề không được ưu đãi, công ty có xu hướng chuyển lợi nhuận thu được từ ngành không ưu đãi sang ngành có ưu đãi thuế để giảm bớt chi phí thuế TNDN.

 Khi công ty có nhiều nơi sản xuất, vừa đầu tư ở vùng không có ưu đãi thuế, vừa đầu tư ở vùng có ưu đãi thuế, công ty có xu hướng chuyển lợi nhuận thu được từ nơi không ưu đãi sang nơi có ưu đãi thuế để giảm bớt chi phí thuế TNDN.

 Khi công ty không được miễn giảm thuế hay hoàn toàn không có những chính sách hỗ trợ khác về thuế. Công ty có xu hướng thổi phồng chi phí, giảm doanh thu, đưa lợi nhuận giảm xuống, để làm giảm chi phí thuế, đưa lợi nhuận sau thuế tăng lên.

Tình huống: Công ty TNHH RKW Lotus

2013 2012 Thu nhập trước thuế 72,421,088,823 59,935,776,219 Thuế TNDN 14,894,482,088 11,136,966,804 Tỷ thuế TNDN/LNTT 20.57% 18.58%

Công ty RKW Lotus có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 25% tính trên thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên thuế suất hiệu lực của công ty trong năm 2013 là 20,57%, có nghĩa là với 100 đồng lợi nhuận trước thuế thì công ty phải nộp 20 đồng cho cơ quan thu thuế. Điều này có được là nhờ công ty đã tận dụng tốt các chính sách ưu đãi đầu tư đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn đầu tư ban đầu.

Tuy nhiên có thể thấy rằng, tỷ lệ thuế hiệu lực của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng tăng. Điều này khiến cho thuế TNDN phải nộp của công ty gia tăng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH lợi (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w