Sản xuất sạch hơn và hiệu suất sinh thái:
Cách thức sản xuất tích hợp và cải tiến trong tổ chức có thể giảm thiểu phát thải ra môi trường từ từng công đoạn sản xuất cũng như cho toàn bộ đối tượng sản xuất trong công nghiệp. Kết hợp với cách tiếp cận hiệu xuất sinh thái và sản xuất sạch hơn có thể giảm lượng nguyên liệu và năng lượng sử dụng. Ví dụ thay thế chất độc hại bởi hợp chất ít độc hoặc không mang độc, cải tiến công nghệ.
Như một hệ sinh thái sống, một hệ sinh thái công nghiệp sử dụng chất thải của một hệ thống công nghiệp khác làm chất thải đầu vào. Khu công nghiệp sinh thái được hoạch định thành vùng công nghiệp là nơi mà những nguyên tức của sinh thái công nghiệp được sử dụng trong việc xây dựng cho toàn bộ những địa điểm trong khu công nghiệp với đầu vào và đầu ra nhỏ nhất với các vùng xung quanh.
Thiết kế sản phẩm, dịch vụ và thay đổi hành vi người tiêu dùng theo hướng mang tính chất sinh thái:
Nếu chu trình sản xuất sạch và hiệu quả, bản thân sản phẩm sẽ là nguồn phát thải chính vào cuối chu trình sống của sản phẩm (giai đoạn sử dụng và thải bỏ). Giá trị sử dụng của nhà kinh tế là bán sản phẩm. Nếu nhà sản xuất bán “sản phẩm” dịch vụ, có nghĩa là bao gồm cả bảo trì và thải bỏ, giá trị về kinh tế của sản phẩm sẽ được gia tăng. Điều này có thể được thực hiện bằng cách thiết kế mọi quá trình xoay quanh sản phẩm hướng tới mục tiêu hiệu quả hơn cũng như kéo dài vòng đời của sản phẩm. Cách thức này cũng đem lại tác động tích cực đến môi trường.
Tận dụng và tái chế:
Một số loại chất thải có thể được dễ dàng bên ngoài quy trình sản xuất.Đó là tận dụng nhằm sử dụng mọi chất thải của quy trình sản xuất và chuyển đổi chúng thành những sản phẩm bổ sung. Do đó mọi nguyên liệu đầu vào đều được chuyển đổi thành những sản phẩm có thể bán được đồng thời tạo ra lợi nhuận trên mỗi đơn vị nguyên liệu.
Hệ thống sinh học tích hợp:
Nghĩa là tích kết một hệ thống sinh học tự nhiên vào quy trình sản xuất theo cách thức rằng chất thải là cơ sở để sản xuất nguồn tài nguyên hữu cơ giảm chi phí và phát sinh sản phẩm bổ sung có giá trị.
Hệ thống tích hợp sinh học thường được sử dụng trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở những quốc gia đang phát triển bằng cách sử dụng tàn dư sinh khối và nước thải cho việc sản xuất thức ăn, phân bón hữu cơ, thức ăn gia súc.
Tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo:
Trong tương lai nguyên liệu và năng lượng phải có phạm vi khai thác lớn hơn, không chỉ từ những nguồn có thể tái tạo. Điều này không những liên quan đến vật liệu sử dụng cho những sản phẩm có đời sống dài mà ngay cả những hợp chất chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Năng lượng đóng vai trò đáng kể trong lĩnh vực này, nhất là khi nhiên liệu hóa thạch có hạn và sự phát thải toàn cầu đang đe dọa cuộc sống trên trái đất thông qua những biến đổi về khí hậu.
Hóa học xanh:
Hóa học xanh là thiết kế sản phẩm và quy trình hóa học có thể hạn chế hoặc loại trừ việc sử dụng và phát sinh những hợp chất độc hại. Hóa học xanh đang đạt được những mục đích dài hạn về gia tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường.
SO SÁNH HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP HIỆN HỮU VÀ HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP KHÔNG CHẤT THẢI
Hệ thống công nghiệp hiện hữu Hệ thống công nghiệp không chất thải
Đặc điểm
Theo tuyến tính.
Tập trung vào việc gia tăng số lượng vật liệu đưa vào một quá trình để tạo sản phẩm, làm tăng sự dồi dào về tài chính.
Phụ thuộc vào các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và các phương tiện thuận lợi cho việc thải bỏ chất thải đòi hỏi nhiều vốn, có tính tập trung cao và ở quy mô lớn.
Hầu hết sản phẩm và bao bì được sử dụng một lần trước khi bị hủy bỏ bằng các phương tiện thải bỏ chất thải lớn.
Có tính tuần hoàn.
Tập trung vào việc gia tăng chất lượng và hiệu quả của hệ thống, tối đa hóa nguồn vốn tự nhiên, xã hội và tài chính.
Phụ thuộc vào các doanh nghiệp có kiến thức chuyên sâu, có tính phân quyền, và có quy mô nhỏ hơn. Hầu hết sản phẩm và bao bì được quay vòng trở lại vào thương mại hoặc sinh quyển
Chính sách công
Mục đích là để quản lý chất thải. Hưởng trợ cấp (trong hiện tại và quá khứ) từ nguồn phúc lợi của Chính phủ và từ những ngành công nghiệp chất thải.
Mục đích là để loại trừ chất thải. Hưởng trợ cấp cho việc loại trừ
chất thải, các chính sách khuyến khích bảo tồn nguồn tài nguyên và hạn chế thải bỏ tài nguyên.
Thiết kế sản phẩm
Có khuynh hướng hướng đến các vật liệu “đã được thử nghiệm và phù hợp” (“tried-and-true”), đặc biệt là nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Chú ý phần lớn vào sản xuất và kinh doanh. Quãng đời sản phẩm ngắn làm gia tăng doanh thu.
Chú ý đến giảm thiểu chất thải, tính lâu bền, khả năng hồi phục, khả năng tái chế bao gồm cả đóng gói bao bì.
Lập kế hoạch cho việc thải bỏ cuối cùng, bao gồm cả hệ thống thu hồi, quá trình tái chế, thu gom để tái sử dụng.
Chi phí “bên ngoài”, bao gồm chi phí cho xử lý môi trường là yếu tố then chốt của việc xem xét thiết kế.
Hệ thống công nghiệp hiện hữu Hệ thống công nghiệp không chất thải
Vật liệu
Sử dụng các vật liệu rẻ nhất, mà không quan tâm đến những tác động không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
Tiền trợ cấp của Chính phủ phục vụ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, nước và năng lượng có chi phí thấp.
Trách nhiệm của tập thể đối với những tác động ảnh hưởng đến môi trường bị hạn chế.
Lượng chất thải còn lại đáng kể.
Sử dụng các vật liệu từ nguồn nguyên liệu đã được tái chế. Nguồn tác động tối thiểu và bền
vững đối với tài nguyên thiên nhiên hoặc nguồn nông nghiệp cần thiết.
Các hóa chất và vật liệu không độc hại.
Lượng chất thải rất ít, đồng thời nguồn phế liệu được tái chế hay được sử dụng trong các hệ thống công nghiệp khác.
Sản xuất
Luôn được cho rằng các Công ty lớn hơn tạo ra nhiều sản phẩm hơn cho thị trường mở rộng liên tục là tốt nhất.
Tập trung vào việc quản lý hiểm họa cuối đường ống.
Người ta tin rằng việc ứng dụng công nghệ sẽ giải quyết được các vấn đề ô nhiễm.
Liên tục cải tiến năng suất nhưng vẫn tạo ra một lượng chất thải đáng kể.
Trách nhiệm của nhà sản xuất đối với các sản phẩm thường kết thúc ở giai đoạn này (ngoại trừ những tác động ảnh hưởng đến sự an toàn nhưng hiếm khi xảy ra).
Nhấn mạnh vào việc sản xuất theo địa phương và theo vùng với sự chia sẻ thông tin toàn cầu.
Lập kế hoạch tránh ô nhiễm và độc hại.
Lượng chất thải ở mức tối thiểu với các loại phế liệu được tái chế hoặc được dùng trong những hệ thống công nghiệp khác.
Thiết kế hoặc thu gọn lại đối với việc thải bỏ sản phẩm cuối cùng sau khi người tiêu dùng sử dụng Thiết lập các hệ thống phản hồi có
ảnh hưởng từ các ngành KD, nhà phân phối, khách hàng có giá trị gia tăng.
Đánh giá lại các tác động trong sản xuất và các sản phẩm hay dịch vụ có hiệu quả nhất để cung cấp.
Hệ thống công nghiệp hiện hữu Hệ thống công nghiệp không chất thải
Các hoạt động kinh doanh làm gia tăng
giá trị
Sự chuyển đổi và các quá trình sản xuất thường tạo ra phế liệu không thể tái chế được.
Một vài loại chất thải được trả về cho nhà sản xuất để tái chế.
Nhà sản xuất đã hướng dẫn cách thức để tránh các quá trình gây nhiễm bẩn.
Nhà sản xuất đã hướng dẫn về chất lượng của các sản phẩm được tái chế khi cần thiết.
Chuyển toàn bộ phế liệu về lại cho nhà sản xuất để tái chế hoặc sử dụng cho các ngành công nghiệp khác.
Phân phối
Nhấn mạnh vào sự phân phối trên toàn cầu và có khoảng cách dài.
Nhấn mạnh vào sự phân phối trong phạm vi địa phương hoặc vùng lãnh thổ.
Khách hàng
Tính đại chúng của sản phẩm được cân nhắc dựa trên phản hồi của hầu hết khách hàng.
Người ta mong đợi sản phẩm sẽ được “ném đi” sau khi sử dụng.
Tối đa hóa việc tái sử dụng và những cơ hội sửa chữa.
Được hướng dẫn về cơ hội tái chế tiện lợi, phân loại nguồn thích hợp. Có những kỹ thuật trong việc phản
hồi thông tin hiệu quả đến nhà sản xuất.
Sản phẩm bị thải bỏ
Chất thải được “quản lý” tập trung với những công nghệ cần nhiều vốn.
Phần lớn sản phẩm bị thải bỏ được chôn lấp hay thiêu đốt. Lượng năng lượng hạn chế được
sản sinh từ khí methane của lò đốt hay các bãi chôn lấp, nhưng mặt khác giá trị thặng dư của vật liệu lại bị tiêu hủy.
Tất cả các sản phẩm bị thải bỏ sẽ được tháo rời hoàn toàn, cùng với những vật liệu được tách riêng vào các dòng tái chế khác nhau.
Nhà nước và các doanh nghiệp sẽ thu gom các sản phẩm thải bỏ. Những phương tiện tái tạo vật
liệu(MRFs - Material Recovery Facilities) chuyển vật liệu đến: (1) Các doanh nghiệp để sửa chữa và tái sử dụng, hoặc
(2) Các nhà sản xuất và cơ sở tái chế thích hợp.
Phân phối
Nhấn mạnh vào sự phân phối trên toàn cầu và có khoảng cách dài.
Nhấn mạnh vào sự phân phối trong phạm vi địa phương hoặc vùng lãnh thổ.
Hệ thống công nghiệp hiện hữu Hệ thống công nghiệp không chất thải
Khách hàng
Tính đại chúng của sản phẩm được cân nhắc dựa trên phản hồi của hầu hết khách hàng.
Người ta mong đợi sản phẩm sẽ được “ném đi” sau khi sử dụng.
Tối đa hóa việc tái sử dụng và những cơ hội sửa chữa.
Được hướng dẫn về cơ hội tái chế tiện lợi, phân loại nguồn thích hợp. Có những kỹ thuật trong việc phản
hồi thông tin hiệu quả đến nhà sản xuất.
Hạn chế của hệ thống không phát thải:
Rất nhiều kỳ vọng được đặt ra trong khi các khái niệm về ZETS đã phát sinh "không chất thải trong sản xuất công nghiệp”. Về cơ bản:
Sự chuyển đổi có 3 khía cạnh chính từ khái niệm không phát thải đến khả năng áp
dụng hệ thống không phát thải trong thực tế đòi hỏi một thiết kế cơ bản lại của quá trình, các hệ thống của các dòng nguyên liệu công nghiệp và kỹ năng cần thiết để thực hiện.
Khía cạnh quản lý: chúng ta có thể thấy rằng hạn chế kỹ thuật có thể được chỉ ra bởi sự vắng mặt của đầy đủ công nghệ và thiếu thiện chí của nhà sản xuất để thay đổi các kỹ thuật hiện hành. Nó còn là khó khăn cho các nhà sản xuất biết làm thế nào để áp dụng kỹ thuật không phát thải, các lựa chọn tái sử dụng và tái chế , và quản lý chất thải.
Về kinh tế: những khó khăn kinh tế đầu tiên có thể được tìm thấy bởi một sự vắng mặt của các ưu đãi từ cơ quan kinh tế, chẳng hạn như ngân hàng, bảo hiểm các công ty và các cơ quan thuế, áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm. Ngoài ra, thiếu vốn hoặc hỗ trợ tài chính để đầu tư biện pháp môi trường vẫn là một rào cản cho sự thực hiện các kỹ thuật không phát thải, đặc biệt là trong trường hợp đơn vị quy mô vừa và nhỏ.
Chính sách môi trường: tiến trình phát triển kinh tế cần có pháp luật về môi trường chủ yếu nhấn mạnh các giải pháp, đặc biệt là trong các nước đang phát triển. Trọng tâm là tập trung nhiều hơn vào giải quyết chứ không phải là định hướng chúng để tối ưu hóa dòng chảy vật chất trong quá trình sản xuất, hoặc chú ý đến tái sử dụng tại chỗ và tái chế ngoại vi của các sản phẩm. Chính ràng buộc pháp lý trong việc khuyến khích các thực hiện không khí thải và chất thải trao đổi.
Hệ thống không phát thải không đạt được chính xác năng suất 100% và chất thải thông qua phát thải nhiệt là không thể tránh khỏi.
Hạn chế khác là nếu một quá trình sản xuất thực phẩm sản xuất quy mô nhỏ, số lượng chất thải tạo ra là không hẳn đã đủ cao để thực hiện một sản lượng khí thải bằng
không đem lại khả thi về mặt kinh tế gồm các sản xuất, thiết kế, giảm chất thải, tái sử dụng chất thải, tái chế, và quá trình thiết kế lại.