III.Triết lý “Không phát thải”

Một phần của tài liệu xử lý chất thải của quy trình lên men công nghiệp (Trang 27 - 29)

Với khẩu hiệu “không phát thải” (Zero emission) trong qui trình sản xuất, hiện nay nhiều công ty đã áp dụng chương trình Zero emmission một mặt nhằm giảm gánh nặng xử lí chất thải, không thân thiện với môi trường, một mặt giúp làm giảm chi phí sản xuất. Chất thải phát sinh trong qui trình sản xuất suy cho cùng là từ chính các nguyên vật liệu đầu vào do sử dụng không hiệu quả tạo ra. Lượng chất thải phát sinh trong qui trình càng nhiều đồng nghĩa với nguồn nguyên vật liệu thất thoát càng cao. Do đó, việc giảm thiểu nguồn phát thải giúp tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu và như vậy giúp hạ giá thành sản

xuất của sản phẩm. Để đạt được điều này thông thường phải đầu tư cho việc cải tiến công nghệ để tăng hiệu quả sản xuất.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, chất thải phát sinh trong quá trình cần phải tìm cách tái chế/ sử dụng để vừa làm giảm chi phí xử lý vừa tạo được giá trị gia tăng cho chính các chất thải này.

1.Khái niệm

 Khái niệm “Không phát thải” ở đây không phải là số không (“0”) tuyệt đối trong phân tích, mà là không tồn tại dòng thải có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường do: (i) nồng độ và tải lượng thải của một chất trong dòng thải thấp hơn những biến động tự nhiên trong dòng vật chất thì coi như không có tác động lên môi trường hoặc (ii) mức sử dụng tài nguyên có thể tái tạo phải nhỏ hơn mức bổ sung hoặc (iii) nếu phải sử dụng tài nguyên không tái tạo, việc khai thác hàng năm phải thấp hơn lượng mà các thế hệ tương lai có quyền khai thác.

 Không phát thải (KPT) là một khái niệm hợp nhất những công nghệ hiện hữu tốt nhất và mang tính nổi bật hướng tới loại trừ chất thải. KPT dựa trên nguyên lý tái thiết kế hệ thống công nghiệp một chiều hiện tại thành hệ thống khép kín mô phỏng theo những chu trình tự nhiên hoàn hảo nhằm giúp cộng đồng đạt được một nền kinh tế phát triển ổn định và cung cấp phương cách tự cung ứng đầy đủ.

 KPT hướng tới mục tiêu không tạo ra chất thải bằng phương châm tăng cường tối đa tái chế, giảm thiểu chất thải, hạn chế tiêu thụ và bảo đảm khả năng tái sử dụng, sửa chữa hay quay vòng trở lại vào tự nhiên hay thị trường của sản phẩm thiết kế.

 Con người khai thác và sử dụng tài nguyên theo sơ đồ: Khai thác – Sản xuất – Tiêu dùng – Thỏa dụng như sau:

 Tài nguyên thiên nhiên được con người khai thác, trong quá trình khai thác, sẽ phát sinh chất thải ra môi trường, sau đó có thể sử dụng trực tiếp hoặc qua sản xuất, chế biến để sử dụng. Tất cả 04 giai đoạn từ khai thác đến thỏa dụng đều phát sinh chất thải ra môi trường, các nhà kinh tế học tính được rằng, rác thải (Waste) trong một thời gian nhất định sẽ bằng tài nguyên đã được khai thác (Waste = Resource).

 Nhiệm vụ của ZETS (Zero Emission Techniques System): là tìm ra phương thức, công nghệ sản xuất mới để hạn chế phát thải tại các khâu, vừa tiết kiệm được tài nguyên và vừa giảm gánh nặng chất thải lên môi trường. Nếu vẫn còn chất thải phát sinh thì ZETS đề ra phương thức để tái sử dụng, quay vòng chất thải này một cách hiệu quả.

 Vật chất và năng lượng trong ZETS là khép kín, được sử dụng triệt để, không có chất thải ra ngoài. Tuy nhiên trong thực tế phải chấp nhận xử lí một phần.

Một phần của tài liệu xử lý chất thải của quy trình lên men công nghiệp (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)