So sánh các mô hình cơ cấu doanh nghiệp của Yahoo từ trước đến nay

Một phần của tài liệu thực trạng và kiến nghị giải pháp mô hình tổ chức quản lý của yahoo (Trang 30 - 36)

Trước khi Marissa Mayer lên nắm quyền điều hành Yahoo! bộ máy lãnh đạo đã có không ít những thay đổi lớn. Các CEO của Yahoo! cứ đến rồi đi chỉ trong vòng 4 năm từ năm 2009 đến 2012 nhưng trên thực tế chỉ có 2 CEO là chính thức điều hành trong thời gian ổn định còn 2 người còn lại chỉ là CEO tạm thời. Bộ máy lãnh đạo thay đổi liên tục khiến cơ cấu trong tổ chức của Yahoo! Cũng không thể vững mạnh vì bị ảnh hưởng quá nhiều bởi sức mạnh của đối thủ cạnh tranh làm lung lay cả nội bộ.

Theo suốt lịch sử hình thành và phát triển của Yahoo có thể thấy rằng sau khi trang web với mục đích lưu lại lịch sử trang yêu thích để tìm kiếm một cách dễ dàng nhận được sự ủng hộ và truy cập lớn, năm 1994 trang web của hai chàng sinh viên đã nhận được 1 tỷ hit mỗi ngày với gần 100.000 khách trung thành. Sau đó trang web được đổi tên thành Yahoo!. Đây là tên viết tắt của ―Yet Another Hierarchical Officious Oracle‖. Yahoo chính thức được thành lập năm 1995 với sự tìm kiếm nhà đầu tư một cách tích cực. Yahoo được ra cổ phần vào ngày 12 tháng 4 năm 1996, bán được 2,6 triệu cổ phiếu loại mệnh giá 13$. Cơ hội phát triển ngày càng cao đã thúc đẩy họ xây dựng một bộ máy quản lý chuyên nghiệp cho công ty với một giám đốc điều hành và một giám đốc điều phối. Theo đó Yahoo hoạt động theo mô hình quản lý trực tuyến tham mưu. Cụ thể giám đốc điều hành điều hành toàn bộ hoạt động của Yahoo và giám đốc điều phối có nhiệm vụ đưa ra các chiến lược cũng như kế hoạch phát triển mới đồng thời cũng làm nhiệm vụ tham mưu và giám sát hoạt động của công ty đúng chiến lược. Mới thành lập và chưa có nhiều đối thủ, Yahoo còn hoạt động dưới mô hình khá đơn giản. Trong mô hình quản lý mà Yahoo! áp dụng trong thời gian mới thành lập có ưu điểm đó là khai thác được tối đa năng lực của giám đốc điều phối, giai đoạn mới mô hình này tương đối phù hợp.Nhưng nhược điểm của mô hình lãnh đạo tham mưu tôn tại đó là khi cần ra quyết định nào đó đều phải thông qua ý kiến và tham khảo tư vấn của tham mưu vì vậy ảnh hưởng tới việc điều hành.

28

Sơ đồ 2.1. Mô hình lãnh đạo Yahoo giai đoạn 1995-2000

Tiếp tục phát triển và trở thành hệ thống web toàn cầu vì vậy quy mô bộ máy hoạt động của Yahoo cũng có nhiều thay đổi và chuyển sang mô hình lãnh đạo theo chức năng. Trong sự phân chia và mở rộng cũng như mua lại nhiều công ty và hãng khác đồng thời là một hệ thống web về công nghệ vì vậy các công việc không đơn giản chỉ là phát triển một trang web nữa. Các hệ thống công việc được phân chia bao gồm Giám đốc các bộ phận dưới sự lãnh đạo của Tổng giám đốc. Các Giám đốc bộ phận như Giám đốc Kĩ thuật, Giám đốc truyền thông… làm việc độc lập và gặp khó khăn trong điều hành hệ thống. Sai lầm xảy ra khi Yahoo đã không kiểm soát được những lỗi từ chính Giám đốc điều hành khi bỏ qua cơ hội mua lại Google.

Năm 2002, Yahoo! mua công ty Inktomi. Năm 2003, Yahoo! mua lại công ty Overture - công ty đứng đằng sau AlltheWeb và AltaVista. Ngoài máy tìm của mình, ban đầu Yahoo! còn sử dụng các kết quả lấy về từ Google để hiển thị trên trang chủ Yahoo.com mỗi khi người dùng yêu cầu. Đến năm 2004, Yahoo! tung ra máy tìm độc lập dựa trên sự kết hợp các công nghệ hãng có. công cụ tìm kiếm yahoo là một trong 3 công cụ tìm kiếm phổ biến nhất cùng với Google và MSN. Chỉ trong vòng 3 năm Yahoo! đã xúc tiến rất nhiều thương vụ mua bán lại các công ty và củng cố vị trí cho mình. Nhưng sự mở rộng này cũng mang đến không ít khó khăn trong lãnh đạo của Yahoo!. Vấn đề sắp xếp nhân sự ở các bộ phận, các khu vực trở nên phức tạp và khó kiểm soát.

Giám đốc điều hành

Giám đốc điều phối (Kiêm tham mưu)

Nhân viên thực hiện

………

29

Sơ đồ 2. Mô hình quản lý Yahoo! giai đoạn 2000-2007

Theo mô hình được tổng hợp ở trên là mô hình chung trong giai đoạn 2000-2007 của Yahoo!. Qua các năm khác nhau các chức danh được thay đổi và chuyển giao cũng như đổi tên một số bộ phận, tuy nhiên mô hình lãnh đạo vẫn thống nhất theo cơ cấu trực tuyến- chức năng. Theo cơ cấu này, đối tượng quản lý ngày càng phức tạp yêu cầu quản lý mở rộng, vì vậy bộ phận tham mưu được phân chia và chuyển hóa thành các cơ quan và bộ phân chuyên môn hóa theo chức năng. Số lượng các bộ phận tăng

Hội đồng quản trị CEO Bộ phận Tài chính Giám đốc Marketing Giám đốc Tài chính Phó Giám đốc Tài chính Nhân viên Giám đốc Nhân sự Bộ phận Nhân sự Phó Giám đốc Nhân sự Nhân viên Bộ phận Marketing Bộ phận chức năng và khối kĩ thuật Phó Giám đốc Marketing Nhân viên Giám đốc các bộ phận kĩ thuật chuyên môn Phó Giám đốc các bộ phận kĩ thuật chuyên môn Nhân viên Phó Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc ………….. ……… ……… …………..

30

lên nhanh chóng và nhiều cấp quản lý, bộ máy cồng kềnh. Lãnh đạo theo cơ cấu trực tuyến chức năng này mặc dù thực hiện được chế độ thống nhất lãnh đạo cấp cao, tận dụng được các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn tuy nhiên lại cần có sự phối hợp, điều hòa hoạt động để khắc phục những điểm không đồng nhất do sự hoạt động của bộ máy cồng kềnh không ăn khớp.

Năm 2006, 11 năm Yahoo đi vào hoạt động, bộ máy nhân sự đã có sự cải tổ hoàn toàn sau khi một vị Giám đốc Điều phối từ chức. Mô hình tổ chức và lãnh đạo theo chức năng ngày càng tỏ ra có nhiều yếu điểm bởi với số lượng nhân viên toàn cầu của mình, hệ thống thông tin bắt đầu trở nên chồng chéo. Những quyết định cũng mất nhiều thời gian và khó có được sự thống nhất khi đưa ra chiến lược cạnh tranh đối phó với đối thủ của mình là Google. Nhân viên cấp dưới cũng có những phản ánh về sự quan lieu trong bộ máy lãnh đạo bởi họ chịu áp lực từ Giám đốc chức năng của mình.

Năm 2007 Yahoo! trở thành công ty hàng đầu về quảng cáo sau khi mua lại MyBlogLog và Right Media, một lĩnh vực hoàn toàn khác so với lĩnh vực kinh doanh thế mạnh ban đầu của mình. Yahoo đẩy những lĩnh vực thế mạnh về web và tìm kiếm về thay đối thủ và việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh đã khiến Yahoo! phình to cả về nhân sự. Mô hình quản lý chuyển nhiều sang hướng lãnh đạo theo chức năng nhưng phân chia theo khu vực khác nhau trên thế giới nên bộ máy lãnh đạo cồng kềnh và ngày càng nhiều bất cập.

Từ 2009 đến 2012 Yahoo có nhiều thay đổi về CEO nhất và những biến động đã khiến nhân viên trong tổ chức của Yahoo không còn lòng tin vào công ty kể cả cấp cao hay cấp thấp. Nhiều lần cắt giảm nhân sự và sa thải hàng loạt khiến co Yahoo! không vực dậy được như mong muốn của các CEO.

Các CEO của Yahoo từ 2009

- Ross Levinsohn: 13 tháng 5, 2012- 16 tháng 7, 2012: điều hành trong 64 ngày - Scott Thompson: 1 tháng 1, 2012- 13 tháng 5, 2012: điều hành trong 130 ngày - Tim Morse: 6 tháng 9, 2011 - 4 tháng 1, 2012 : điều hành trong 120 ngày - Carol Bartz: 13 tháng 1, 2009 - 6 tháng 9, 2011 : điều hành trong 966 ngày.

Giai đoạn đầy biến động này, cơ cấu lãnh đạo của Yahoo! cũng chuyển dần sang mô hình lãnh đạo tổ chức hỗn hợp để đảm bảo được sự kiểm soát tối đa hoạt động của mình. Mặc dù lãnh đạo theo mô hình chung của nhiều Công ty lớn trên thế giới nhưng do thay đổi nhân sự và biến động lãnh đạo nên hoạt động của Yahoo! không mang tới hiệu quả. Bên cạnh đó, đối thủ cạnh tranh như Google và Bing cạnh tranh quá lớn, sự biến động này khiến cả trong nội bộ Yahoo cũng không thể ổn định.

Mô hình lãnh đạo tổ chức hỗn hợp là cơ cấu tổ chức lãnh đạo hiện đại, có hiệu quả cao và bám sát vào mục tiêu chung của công ty. Lãnh đạo lựa chọn và bổ nhiệm các

31

chức năng quản lý ngay dưới quyền của mình, đồng thời xác định các bộ phận chuyên môn. Để hoạt động được tối ưu thì Công ty cần có cơ quan tham mưu để kiểm soát cũng như đánh giá tình hình hoạt động của các bộ phận lãnh đạo chức năng riêng biệt. Yahoo! đã có cho mình bộ phận tham mưu đó là ban thư ký kiểm soát hoạt động.

Sơ đồ 3. Mô hình lãnh đạo Yahoo! giai đoạn 2007-2012

Tình hình tài chính của Yahoo

Giá cổ phiếu tụt giảm 9,39$ một cổ phiếu trong nhiệm kỳ của Carol Bartz. Trong thời gian Tim Morse một CFO của Yahoo được đề bạt giữ vị trí CEO tạm thời, cũng không có gì chuyển biến. Scott Thompson nắm quyền CEO, giá cổ phiếu ở mức 14- 16$ và không có sự tăng lên nào. Ross Levinsohn cũng là một người điều hành Yahoo không thành công. Những gì diễn ra nhiều nhất với Yahoo đó là cắt giảm nhân sự và sa thải hàng loạt.

Mô hình lãnh đạo của yahoo không còn hiệu quả nữa mặc dù những sản phẩm công nghệ, dịch vụ web vẫn phát triển nhưng so với Google thì chẳng thấm vào đâu. Giá trị của Yahoo tuột dốc và xếp vào hàng ngũ những công ty mất giá nhất giai đoạn 2009- 2012. Lãnh đạo theo chức năng với hệ thống quá lớn và không đồng nhất đã khiến cho Yahoo trở thành một môi trường làm việc có sự trì trệ với sức ì cao và thiếu khả năng sáng tạo. Bộ máy lãnh đạo quan liêu hơn và nhân viên không nhận được những ưu đãi với làm việc thêm giờ quá nhiều trong sự quản lý không khoa học, thiếu tinh thần và kém cỏi. Việc thay đổi CEO quá nhiều lần trong thời gian ngắn khiến cả CEO và nhân viên đều chưa kịp thích ứng đã lại phải thay đổi. Các Giám đốc bộ phận lãnh đạo không dưới 100 nhân viên, dưới các Giám đốc bộ phận lại có các bộ phận lãnh đạo theo chức năng và thực hiện vì vậy khó mà có thể đồng nhất quan điểm làm

Hội đồng quản trị CEO Giám đốc Marketing Giám đốc Tài chính Giám đốc Nhân sự Giám đốc các bộ phận kĩ thuật chuyên môn ……… Ban thư ký

32

việc khi có sự thay đổi. Thay đổi quá nhiều và đặt ra nhiều mục tiêu lấy mất tinh thần làm việc của nhân viên mà các CEO không hề chú ý tới.

Sau thất bại trong thương vụ Microsoft và hợp tác bất thành với Google, giá cổ phiếu của Yahoo thời điềm đó liên tục giảm và các dịch vụ của Yahoo đều bị Google áp đảo. Đứng trước tình hình đó, CEO Jerry Yang- đồng thời cũng là người đồng sáng lập nên hãng tiên phong trên thị trường Internet Yahoo đã bị bãi miễn chức CEO để lui về vị trí cũ là giám đốc của Yahoo. Sự chuyển giao quyền lực này được coi là một phần trong nỗ lực giúp Yahoo vượt qua khó khăn đang đè nặng lên gã khổng lồ này.

Ngày 13/01/2009, Carol Bartz- CEO cũ của hàng dịch vụ và thiết kế phần mềm Autodesk. Bà đã tuyên bố sẽ mang đến cho Yahoo một luồng gió mới và sẽ sa thải một số nhân viên kém hiệu quả bởi trước đó đã có nhiều nhà đầu tư cảm thấy không hài lòng với những trì trệ và sai lầm dưới thời người tiền nhiệm Jerry Yang. Sự kiện bà Bartz trở thành CEO từng khiến Phố Wall lạc quan hơn khi cho rằng bà là vị cứu tinh của Yahoo, giúp công ty này trở về đúng quỹ đạo phát triển. Vào thời điểm đó, Yahoo vừa trải qua một năm sàng lọc cán bộ và cố thoát khỏi ý định mua lại công ty này của Microsoft. Nhưng thực tế lại không như nhiều người mong đợi. Mặc cho những nỗ lực của bà Carol, Yahoo vẫn tiếp tục trong cuộc vật lộn với thị trường. Năm 2009, cổ phiếu Yahoo tăng 37,5% giá trị. Đà tăng thần tốc này bị hãm lại trong 2010, với mức giảm vào cuối năm là 1%. Tính đến cuối phiên giao dịch hôm qua, mỗi cổ phiếu Yahoo có giá 12,91 USD, giảm 22,4% so với đầu năm. Sự yếu kém của Yahoo phản ánh thông qua giá cổ phiếu của hãng. Chốt phiên ngày 6/9/2011, giá cổ phiếu Yahoo chỉ cao hơn 81 cent (7%) so với thời điểm bà Carol Bartz vừa bắt đầu công việc tại công ty (tháng 1/2009). Cùng thời gian đó, Google đạt mức tăng trưởng tới 66%, tăng hơn 200 USD mỗi cổ phiếu. Theo tờ New York Time Yahoo là một trong những , công ty kinh doanh internet sở hữu lượng người dùng Web lớn nhất thế giới, với hơn 600 triệu lượt truy cập mỗi ngày tới tất cả các dịch vụ của họ như công cụ tìm kiếm, các trang tin tức, tài chính, thể thao,... Thế nhưng lại thất bại trong việc gia tăng doanh thu từ mảng quảng cáo. Thị phần quảng cáo của Yahoo tại Mỹ dự đoán sẽ giảm 13,1% trong năm 2011, sau khi đánh mất 14,4% năm 2010. Trong lúc đó, một trong những đối thủ của họ là Facebook lại có được những bước tăng trưởng trong mơ trong mảng quảng cáo. Với tình cảnh ảm đạm trên, Ban lãnh đạo Yahoo quyết định chấm dứt quãng thời gian 30 tháng tuột dốc và đã gọi điện thông báo sa thải bà Carol Bartz vào ngày 06/09/2011. Bà Carol Bartz tại chức được 966 ngày.

Scott Thompson, chủ tịch cũ của PayPal được chọn làm CEO kế tiếp thay cho bà Carol Bartz vào ngày 01/01/2012. Thompson được Yahoo tin tưởng là nhà lãnh đạo có khả năng xoay chuyển tình thế. Tuy nhiên, thay vì làm như Yahoo kì vọng, ông lại tiếp tục cắt giảm chi phí mạnh tay. Ngày 04/04/2012, làng công nghệ truyền thông

33

được phen ―chóng mặt‖ khi Giám đốc điều hành Scott Thompson của Yahoo công bố chính thức sa thải 2.000 nhân viên, tương đương với 14% tổng số lao động của hãng. Lý do được đưa ra là việc sa thải này sẽ giúp công ty tiết kiệm được 375 triệu USD chi phí mỗi năm. Số chi phí tiết kiệm được này sẽ được công ty tập trung vào việc mua thêm thiết bị, tăng cường chăm sóc khách hàng. Trước động thái này, giá cổ phiếu của Yahoo phục hồi 1%. Dù vậy từ đầu năm, cổ phiếu của họ vẫn giảm giá 5,3% so với năm 2011. Trong quý 4 vừa qua, doanh thu của hãng, không tính doanh số chuyển giao cho website của đối tác, đã giảm 1,17 tỷ USD. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh trong quý 1 năm nay cũng chỉ đạt khoảng 105 – 155 triệu USD, thấp hơn mức kỳ vọng 184,2 triệu USD. Khủng hoảng về mặt nhân lực xảy đến với Yahoo không chỉ là chuyện sa thải nhân viên mà còn là sự ra đi của rất nhiều nhân vật cốt cán của công ty công nghệ này trong vòng hơn một năm qua. Vào ngày 17/01/2012, nhà đồng sáng lập Yahoo, Jerry Yang quyết định rời bỏ tất cả các chức vụ của mình tại Yahoo sau 17 năm gắn bó. Theo sau Jerry Yang, tiếp tục đến Giám đốc sản phẩm của Yahoo- Blake Irving nộp đơn xin từ chức ngày 08/04/2012. Ông Thompson bị sa thải vào ngày 13/05/2012, sau 130 ngày tại vị mà không giúp được Yahoo thoát khỏi tình cảnh khốn khổ so với thời bà Carol Bartz còn nắm quyền.

Một phần của tài liệu thực trạng và kiến nghị giải pháp mô hình tổ chức quản lý của yahoo (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)