Yếu tố pháp lý: là các nhân tố thuộc quản lý của Nhà nước là các chủ trương
chính sách, biên pháp của Nhà nước tác động vào thị trường. Mặt khác, quản lý của Nhà nước còn ở các thủ tục hành chính, quy định và thủ tục ngân hàng, tài chính, hải quan, xuất nhập khẩu, mua nguyên vật liệu.
Yếu tố kinh tế: các nhân tố này thường được thể hiện qua các chính sách kinh
tế vĩ mô, chính sách tiêu dùng… Nhân tố chính trị xã hội cũng tác động trực tiếp đến kinh tế và do đó cũng tác động trực tiếp đến thị trường bởi tính ổn định của nó là tiền đề để phát triển kinh tế. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị chi phối bởi môi trường kinh tế. Thị trường thay đổi liên tục dẫn đến nhân tố bên trong doanh nghiệp như cơ cấu tài sản, nguồn vốn hay chiến lược hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng.
Yếu tố văn hóa, xã hội: Doanh nghiệp muốn hoạt động lâu dài thì cần phải
hiểu rõ, nắm bắt văn hóa của từng khu vực. Hiện nay các doanh nghiệp cúng đã quan tâm đến các yếu tố văn hóa xã hội như: tập quán dân cư, thu nhập, ngôn ngữ…
Yếu tố công nghệ: Khoa học và công nghệ có tác động mạnh mẽ tới quá trình
toàn cầu hóa, là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình này. Những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật và công nghệ bao gồm những phát minh, sáng chế, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, ống mới, các phương pháp công nghệ hiện đại, các lý thuyết và phương thức quản lý mới trong mọi lĩnh vực được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất lao động, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư cho xã hội với chi phí thấp hơn, giá rẻ hơn, tạo ra tiền đề thúc đẩy sự hình
thành và phát triển sự phân công, chuyên môn hóa lao động, sản xuất và kinh doanh theo ngành nghề, vùng lãnh thổ và giữa các quốc gia.
Trình độ dân trí: Trình độ dân trí tác động rất lớn đến chất lượng của lực
lượng lao động xã hội nên tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp. Chất lượng của đội ngũ lao động lại là nhân tố bên trong ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.