Đào tạo nhân viên không chỉ đơn thuần là giúp người lao động đạt đến một cấp độ cao hơn về kỹ năng hoặc trau dồi những kinh nghiệm mới... mà còn là cách tạo dựng niềm đam mê để nhân viên gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp. Vì vậy công tác xây dựng kế hoạch đào tạo càng phải được đẩy mạnh hơn, bởi vì đó là một tiền đề quan trọng để tiến hành các hoạt động đào tạo nhân viên.
Xây dựng khung chương trình đào tạo cho từng đối tượng cán bộ nhân viên. Nội dung đào tạo cần phải có sự phân loại theo đối tượng như đào tạo lại cho nhân viên nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; đào tạo hội nhập cho nhân viên mới; đào tạo cán bộ nguồn phục vụ cho phát triển nguồn lực trong tương lai. Nội dung đào tạo
Đánh giá nhân viên
Ban Nhân Lực
Kế hoạch, chính sách nhân sự
Nhân viên
Nhu cầu đào tạo nhân sự
Nhu cầu đào tạo nhân viên
Xác định nhu cầu đào tạo nhân viên
Mục tiêu, kế hoạch
Tổng Giám đốc
Mong muốn Phòng ban
Trưởng phòng ban
cũng cần được xây dựng bám sát với thực tế và chiến lược phát triển của công ty và chuyên sâu vào những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ hơn là những lý thuyết xa rời với thực tiễn.
Kế hoạch đào tạo cần phải được xây dựng xuyên suốt theo nhu cầu phát triển của công ty qua từng thời kỳ, phù hợp với mục tiêu phát triển nghề nghiệp của từng cán bộ nhân viên. Chương trình đào tạo nên thường xuyên được đánh giá và cập nhật nhằm bổ sung những kiến thức mới nhất cho đối tượng được đào tạo. Trên nền tảng đó, công ty cần triển khai chi tiết kế hoạch đào tạo cho từng vị trí công việc cụ thể với thời gian thích hợp, qua đó xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp cho từng nhân viên làm việc tại công ty. Khi xây dựng kế hoạch đào tạo cũng cần chú ý đến việc cân đối ngân quỹ đào tạo cũng như có những chương trình hỗ trợ kịp thời và chính xác cho nhân viên được đi đào tạo. Với các kế hoạch có chi phí dự kiến phát sinh là lớn thì công ty cần có hướng giải quyết trước như tìm nguồn hỗ trợ, tiết kiệm những chi phí khác nếu có thể