Giải pháp quảng bá, xúc tiến và liên kết phát triển du lịch

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch du lịch văn hóa tâm linh tỉnh ninh bình (Trang 28 - 31)

* Cơ hội quảng bá du lịch với thế giới

- Nhận diện được tiềm năng phát triển du lịch tâm linh ở Ninh Bình, Tổng cục Du lịch đã và đang xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh Ninh Bình như một điểm đến trọng điểm của du lịch phía Bắc. Trong tương lai không xa, theo quy hoạch tổng thể của du lịch Ninh Bình với mục tiêu lấy Quần thể danh thắng Tràng An làm trung tâm phát triển du lịch sinh thái kết hợp với văn hoá tâm linh, có thể khuyến khích số lượng khách tăng nhanh. Ước tính nếu Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận là Di sản thế giới, số lượng khách du lịch sẽ tăng đều đặn qua các năm và có thể lên đến 2 triệu lượt khách/năm.

- Trước tiềm năng này, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, trong đó công tác xúc tiến, quảng bá du lịch trong nước và quốc tế được chú trọng. Đặc biệt, trong vài năm gần đây khu núi chùa Bái Đính, một trong những hợp phần của Quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành tâm điểm để tổ chức các sự kiện quốc tế về tâm linh tại Việt Nam.

- Tăng cường sự liên kết giữa Trung ương với địa phương trong công tác xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch quảng bá xúc tiến du lịch, trên cơ sở chương trình, kế hoạch của các địa phương phải phù hợp với chiến lược quảng bá xúc tiến du lịch của quốc gia. Trong đó,

cơ quan Trung ương đóng vai trò chủ trì trong công tác nghiên cứu thị trường khách du lịch, từ đó xây dựng thông tin thị trường trọng điểm và tiềm năng của du lịch Việt Nam và các địa phương, doanh nghiệp. Đây là công việc rất quan trọng và cần được thực hiện một cách đồng bộ, xuyên suốt trong công tác quảng bá xúc tiến du lịch.

- Cần nghiên cứu công tác phối hợp triển khai chương trình xúc tiến du lịch tại các thị trường khách du lịch trọng điểm một cách hợp lý giữa cơ quan Trung ương và địa phương. Các địa phương nghiên cứu tham gia các hoạt động xúc tiến do cơ quan xúc tiến du lịch Trung ương tổ chức hoặc các địa phương tự tổ chức tại các thị trường mới, tiềm năng. Cách làm này mới có thể huy động nguồn lực xã hội hoá và nâng cao tính chủ động của địa phương, tránh sự chồng chéo, phân tán nguồn lực.

3.2.4. Giải pháp bảo tồn và phát triển di sản văn hóa du lịch tâm linh

Ninh Bình là một trong những địa phương may mắn được thừa hưởng những di sản văn hóa của vùng kinh đô cổ với hơn một nghìn năm lịch sử. Cùng quá trình lịch sử, vốn di sản văn hóa đó được các thế hệ giữ gìn và phát huy, làm giàu có thêm với các dấu ấn phong phú qua các thời kỳ, trong đó có những giá trị văn hóa tâm linh độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, một trong những tiềm năng đã và đang thu hút du khách, người hành hương đến nơi đây.

- Khai thác hiệu quả tiềm năng Khởi động phát triển du lịch tâm linh Ninh Bình có lẽ bắt đầu từ việc triển khai dự án xây dựng khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính. Du khách đến với Ninh Bình thường tham gia hai loại hình du lịch tại đây là du lịch tâm linh và tham quan danh thắng. Bởi bên cạnh các cơ sở tín ngưỡng, thiên nhiên cũng rất ưu ái cho vùng đất cố đô với cảnh quan kỳ thú là khu du lịch ngập nước Vân Long, khu sinh thái hang động Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, khu nước khoáng nóng Kênh Gà, v.v.

- Du lịch tâm linh là một thế mạnh của Ninh Bình, trong đó bao gồm cả hành trình tìm kiếm các giá trị văn hóa tín ngưỡng truyền thống với thái độ trân trọng trước những di tích lịch sử. Từ sự nhìn nhận về tiềm năng của vùng đất cố đô xưa, có thể nói, dự án thực hiện phát triển du lịch văn hóa tâm linh là một lựa chọn sáng suốt của lãnh đạo tỉnh và ngành văn hóa, du lịch Ninh Bình trong việc hoạch định và thực thi các chính sách phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

- Theo đánh giá của UNWTO, du lịch tâm linh là loại hình du lịch có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Việc giao lưu giữa con người với con người thông qua du lịch tâm linh sẽ đẩy mạnh đối thoại, xây dựng mối quan hệ hiểu biết giữa các nền văn hóa.

- Xuất phát từ đó, Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững được tổ chức nhằm tăng cường các khuôn khổ chính sách, thúc đẩy hợp tác với cộng đồng bảo vệ và gìn giữ các giá trị truyền thống; xây dựng các quy định về sử dụng tài nguyên du lịch, sản

phẩm du lịch tâm linh nhằm tạo cơ hội việc làm, tăng cường đa dạng hóa sản phẩm, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa; khuyến khích giáo dục và đào tạo, nâng cao năng lực, hiểu biết của cộng đồng trong việc quản lý du lịch và tham gia xây dựng chính sách; thúc đẩy và ủng hộ sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, các nhóm dân cư, thông qua phát triển du lịch tâm linh, đặc biệt đối với cư dân bản địa, dân tộc thiểu số, phụ nữ và người tàn tật; mở rộng hợp tác quốc tế vì sự hòa hợp, bảo đảm tồn tại của các giá trị truyền thống.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa: việc nâng cao nhận thức về phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa có tác dụng khắc phục những nhận thức, hạn chế không đúng trong thời gian qua. Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa là cơ sở tạo ra các giá trị văn hóa để tự hào, giới thiệu với thế giới. Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt, nó phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị di sản để tạo ra những sản phẩm hấp dẫn, thu hút du khách.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch du lịch văn hóa tâm linh tỉnh ninh bình (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w