Ở Ninh Bình, ngành du lịch đang tìm cách kết nối con đường du lịch tâm linh với bạn bè trong khu vực và quốc tế. Trước mắt, Ninh Bình định hướng phát triển du lịch tâm linh theo hướng tập trung đầu tư phát triển theo quy hoạch bài bản trên cơ sở khai thác những giá trị nổi trội về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa; đặc biệt là văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam. Phát triển du lịch tâm linh trở thành động lực thu hút khách, thúc đẩy hoạt động dịch vụ du lịch khác, tạo sự đa dạng cho du lịch Việt Nam, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Đưa du lịch tâm linh trở thành mục tiêu phát triển đời sống tinh thần của nhân dân.
Để làm được những điều đó, cần tập trung thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp về thị trường và phát triển sản phẩm: tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch tâm linh; xây dựng sản phẩm du lịch tâm linh theo quy hoạch không gian phát triển các khu, điểm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách; đầu tư vào các khu du lịch tâm linh để tạo ra sự đồng bộ; phát triển các dịch vụ,…
- Xác định rõ sản phẩm du lịch đặc thù: Ninh Bình hiện có trên 1000 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 79 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 225 di tích được xếp hạng cấp tỉnh cùng với 260 lễ hội truyền thống và nhiều hội làng đậm chất dân gian. Đây là tiềm năng lớn để Ninh Bình phát triển du lịch tâm linh. Một số di tích là niềm tự hào của người Ninh Bình như: Cố đô Hoa Lư, chùa Bích Động, chùa Bái Đính, chùa Non
Nước, Nhà thờ đá Phát Diệm… Ninh Bình là vùng đất hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành điểm đến linh thiêng, hấp dẫn trong mỗi cuộc hành hương. Khi đến với mỗi điểm du lịch tâm linh ở Ninh Bình du khách không chỉ đạt được sự gia tăng về niềm tin và chất lượng cuộc sống mà còn tăng cường sợi dây gắn bó, kết nối mối quan hệ giữa cá nhân với những người đồng đạo.
- Phát triển sản phẩm du lịch gắn với thị trường khách mục tiêu: phát triển sản phẩm
phải phù hợp với từng thị trường khách mục tiêu, từ đó có những chiến lược, kế hoạch xúc tiến thị trường hiệu quả. Các thị trường được xác định là thị trường khách du lịch quốc tế (bao gồm khách quốc tế và khách là người Việt Nam ở nước ngoài), khách du lịch nội địa (khách là người Việt Nam và khách là người nước ngoài sống ở Việt Nam). Thúc đẩy phát triển thị trường khách quốc tế đến và thị trường khách nước ngoài sống tại Việt Nam: xây dựng kế hoạch xúc tiến, thu hút khách du lịch quốc tế theo từng giai đoạn và phù hợp với từng thị trường trọng điểm; tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch quốc tế chung của cả nước; xây dựng hệ thống thông tin du lịch (website, bản đồ, chỉ dẫn, quầy thông tin du lịch, tờ rơi…) tiện ích, đa dạng thông tin, bằng những ngôn ngữ quốc tế chính; xây dựng các chương trình quảng bá du lịch văn hóa tâm linh ở Ninh Bình ra quốc tế (quảng cáo trên các kênh truyền hình/tạp chí du lịch nước ngoài, tham gia các sự kiện du lịch quốc tế lớn, quảng bá du lịch Ninh Bình trong các sự kiện quốc tế…); đơn giản hoá các thủ tục đối với khách du lịch là nước ngoài. Coi trọng thị trường khách du lịch nội địa: nghiên cứu phân đoạn thị trường nội địa để có những chiến dịch xúc tiến quảng bá phù hợp, hiệu quả; kết hợp xúc tiến tại các địa phương liên kết phát triển du lịch thu hút trao đổi khách du lịch; phát triển thương hiệu từ đó xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp hấp dẫn khách du lịch nội địa; có những chính sách kích cầu đối với thị trường nội địa.
- Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch có tính liên kết cao: liên kết sản phẩm du lịch
chính với sản phẩm bổ trợ để tạo nên những sản phẩm tổng hợp mang lại giá trị gia tăng cao và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Một số liên kết có thể tạo ra như: Văn hóa tâm linh – Sinh thái – Nghỉ dưỡng; Tâm linh – Vui chơi giải trí;…
- Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch:
+ Xây dựng các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch (quy định cho cơ sở lưu trú, điểm du lịch, cơ sở ăn uống, cơ sở kinh doanh lưu niệm, công ty lữ hành, vận chuyển khách du lịch, điểm dừng chân) và tổ chức triển khai áp dụng cho toàn thành phố, thành lập Ban đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch.
+ Áp dụng các biện pháp quản lý cưỡng chế chống bán phá giá, chống độc quyền, chống sao chép sản phẩm du lịch; biện pháp khuyến khích quản lý chất lượng du lịch đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, đảm bảo chất lượng cam kết với thương hiệu xây dựng.
+ Tăng cường truyền thông, phổ biến nâng cao nhận thức của doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong thực hiện, tham gia các quy chuẩn ngành về chất lượng sản phẩm du lịch. + Tăng cường vai trò của cơ quan quản lý du lịch cấp quận/huyện, ban quản lý các khu/điểm du lịch trong hỗ trợ khách du lịch đảm bảo an ninh, an toàn, môi trường du lịch.
- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch
+ Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch có chuyên môn nghiệp vụ cao, đạo đức nghề nghiệp tốt; ưu tiên phát triển hệ thống đào tạo tại chỗ của các doanh nghiệp; tăng cường các chương trình tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý du lịch, phổ biến chính sách phát triển du lịch bền vững; có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho lao động du lịch chất lượng cao. + Tăng cường nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với phát triển sản phẩm du lịch.
Khu du lịch Tràng An - Bái Đính (Ninh Bình). Là một trong những điểm du lịch làm tốt việc phát triển du lịch tâm linh dựa vào cộng đồng, khu du lịch Tràng An - Bái Đính đã tận dụng những nét độc đáo, riêng biệt của tỉnh Ninh Bình; hàng năm thu hút trung bình trên 4 triệu lượt khách trong, ngoài nước. Để du lịch tâm linh hoạt động vì sự phát triển bền vững cần tìm hiểu tiềm năng đối thoại quốc tế; thảo luận về các phương thức hội nhập thành công văn hóa sống, các truyền thống, tín ngưỡng với du lịch trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc phát triển bền vững. Kết hợp giữa nhà nước và tư nhân cùng cam kết có trách nhiệm với xã hội và cải thiện hiện trạng kinh tế xã hội của các cộng đồng ở địa phương.Thiết lập các cơ chế hợp tác trong khu vực và tuyên truyền rộng những thực tiễn điển hình.