THÁP SINH THÁI.

Một phần của tài liệu GIÁO án SINH học 12, năm học 2019 2020 (HK2) (Trang 31 - 32)

- Độ lớn các bậc dinh dưỡng không bằng nhau. Độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác định bằng số cá thể, sinh khối hoặc năng lượng. - Tháp sinh thái gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau (mỗi hình là 1 bậc dinh dưỡng), các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, chiều rộng khác nhau biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng.

- Có ba loại tháp sinh thái: Tháp số lượng, sinh khối và năng lượng (SGK).

4. Củng cố:

26. 3

(TN 2017): Trong một quần xã sinh vật trên cạn, châu chấu và thỏ sử dụng cỏ làm nguồn

thức ăn; châu chấu là nguồn thức ăn của gà và chim sâu. Chim sâu, gà và thỏ đều là nguồn thức ăn của trăn. Khi phân tích mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã trên, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Châu chấu và thỏ có ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau. B. Gà và chim sâu đều là sinh vật tiêu thụ bậc 3.

C. Trăn là sinh vật có sinh khối lớn nhất.

D. Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4.

27. 4

(ĐH 2009): Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và

ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là

A. châu chấu và sâu. B. rắn hổ mang và chim chích.

C. rắn hổ mang. D. chim chích và ếch xanh.

28. 4

(ĐH 2010): Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các

loài tham gia?

A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường. B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

C. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. D. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.

29. 4

(ĐH 2011): Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức

ăn như sau:

Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal.

Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:

A. 9% và 10%. B. 12% và 10%. C. 10% và 12%. D. 10% và 9%.

30. 4

(ĐH 2011): Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào

cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là A. chim sâu, thỏ, mèo rừng. B. cào cào, thỏ, nai.

C. cào cào, chim sâu, báo. D. chim sâu, mèo rừng, báo.

31. 4

(ĐH 2013): Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang →

Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước là:

A. sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang. B. cây ngô, sâu ăn lá ngô, nhái.

C. nhái, rắn hổ mang, diều hâu. D. cây ngô, sâu ăn lá ngô, diều hâu.

32. 4

(ĐH 2014): Giả sử trong một hồ tự nhiên, tảo là thức ăn của giáp xác; cá mương sử dụng

giáp xác làm thức ăn đồng thời lại làm mồi cho cá quả. Cá quả tích lũy được 1152.103 kcal, tương đương 10% năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng thấp liền kề với nó. Cá mương tích lũy được một lượng năng lượng tương đương với 8% năng lượng tích lũy ở giáp xác. Tảo tích lũy được 12.108 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và bậc dinh dưỡng cấp 1 là

A. 6%. B. 12%. C. 10%. D.

15%.

33. 4

(ĐH 2016): Giả sử lưới thức ăn đơn giản của một ao nuôi cá như sau:

Biết rằng cá mè hoa là đối tượng được chủ ao chọn khai thác để tạo ra hiệu quả kinh tế. Biện pháp tác động nào sau đây sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của ao nuôi này?

A. Làm tăng số lượng cá mương trong ao. B. Loại bỏ hoàn toàn giáp xác ra khỏi ao.

C. Hạn chế số lượng thực vật phù du có trong ao. D. Thả thêm cá quả vào ao.

5. Dặn dò:

Một phần của tài liệu GIÁO án SINH học 12, năm học 2019 2020 (HK2) (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w