1. Định hướng thiết bị dạy học Sinh học
Sinh học là khoa học thực nghiệm, vì vậy thiết bị đa dạng về chủng loại: tranh, ảnh, mô hình, mẫu vật thật, dụng cụ vật liệu, hóa chất, thiết bị kĩ thuật nghe nhìn, các loại máy móc; đa dạng về cách sử dụng trong dạy học: nghe, nhìn, thực hành quan sát, phân tích xác định mẫu vật, làm thí nghiệm,…; đa dạng về mức độ phát triển năng lực nhận thức: biết, hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Phân loại thiết bị theo các nhóm phương pháp, biện pháp dạy học thì có thể chia thành 2 nhóm:
a) Thiết bị để trình diễn, minh họa
Đây là các thiết bị được GV trình diễn cho HS quan sát thu nhận thông tin để minh họa cho các kiến thức đã học. Thường ở nhóm này, hoạt động nhận thức của HS ở mức nhận biết. Ví dụ, HS quan sát sơ đồ về quá trình trao đổi nước trong cây.
b) Thiết bị thực hành
Các thiết bị, phương tiện dạy học này được sử dụng để tổ chức HS thực hành, qua đó rèn luyện được kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng thu thập, xử lí thông tin quan sát, thu thập được. Tùy theo phương pháp dạy học mà hoạt động thực hành ở đây mang tính vận dụng kiến thức đã học hay qua kết quả thực hành HS tìm kiếm được kiến thức theo logic tìm tòi, khám phá khoa học ở các mức độ khác nhau về tính sáng tạo. Như vậy, tùy vào đặc điểm nội dung, yêu cầu cần đạt, điều kiện nhà trường mà lựa chọn phương pháp, biện pháp sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp sao cho phát huy hiệu quả cao nhất trong hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực HS.
46
2. Ví dụ minh họa sử dụng một số phương tiện dạy học
2.1. Ví dụ 1 về sử dụng tranh hình Sử dụng tranh hình để thu nhận kiến thức: GV sử dụng các hình ảnh sau kết hợp các câu hỏi yêu cầu HS học kiến thức về protein.
Cấu trúc không gian 3 chiều – Cấu trúc bậc 3 và bậc 4 của protein
Cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo thành cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng cho protein được gọi là cấu trúc bậc 3. Khi protein được cấu tạo từ vài chuỗi polipeptit liên kết với nhau thì tạo nên cấu trúc bậc 4.
2.2. Ví dụ 2 về sử dụng tranh hình
GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Quan sát hình và nêu khái quát về hệ vận chuyển ở các động vật khác nhau.
- Phân biệt các hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép, hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn hở.
Câu hỏi:
Trình bày cấu tạo của 1 acid amin.
Nếu cấu trúc bậc 1 của phân tử protein bị thay đổi, ví dụ acid amin này bị thay bằng acid amin khác thì chức năng của protein có bị thay đổi không? Giải thích?
Tại sao các sản phẩm như sữa, trứng, thịt đều có thành phần là protein nhưng chúng lại có những tính chất rất khác nhau?
47
48 2.1. Ví dụ về sử dụng thiết bị thực hành
Đo huyết áp
Kĩ năng: Thực hành thí nghiệm, quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa. Chuẩn bị: Máy đo huyết áp điện tử
- Máy đo huyết áp đồng hồ và ống nghe tim phổi.
Tiến hành thí nghiệm: (dưới sự hướng dẫn của thầy/cô giáo)
Tiến hành đo huyết áp ở hai trường hợp sau: (1) Khi hoàn toàn nghỉ ngơi và (2) Ngay sau khi chạy nhanh tại chỗ 5 phút.
1. Đo huyết áp đồng hồ (Hình a)
- Người được đo huyết áp nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái. Không nói
chuyện, cử động khi đang đo huyết áp.
- Người đo huyết áp quấn túi khí nhẹ nhàng vừa đủ chặt quanh cánh tay
người được đo, phía trên khuỷu tay, cách nếp gấp khuỷu tay từ 2 - 3 cm, rồi cố định lại. Tay trái cầm đồng hồ của huyết áp kế, tay phải vặn núm xoay ở bóng bơm khí theo chiều kim đồng hồ, vặn vừa đủ để khi mở van dễ dàng.
- Đặt ống nghe vào tai và mặt trống ống nghe phía trên khuỷu tay ở vị trí
động mạch cánh tay. Dùng đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ để giữ ống nghe, để mặt ống nghe luôn tiếp xúc với da hoặc có thể đặt trống ống nghe vào phía trong túi khí, trên động mạch cánh tay.
- Bóp bóng để bơm khí vào túi khí cho đến khi kim đồng hồ chỉ áp lực
khoảng 180 mmHg thì dừng lại, (đối với những người cao huyết áp thì có thể lượng khí cần lên đến 240 - 260 mmHg). Lúc này áp lực do túi khí tạo ra lên cánh tay cao hơn huyết áp tối đa nên chèn ép động mạch cánh tay không cho máu chảy từ phía cánh tay xuống cẳng tay.
- Xoay núm mở van từ từ theo chiều ngược chiều kim đồng hồ để xả khí
ra khỏi túi khí, giảm áp lực lên cánh tay. Đồng thời chú ý nghe tiếng đập của mạch máu và quan sát số đo trên mặt đồng hồ.
- Khi bắt đầu nghe thấy tiếng đập đầu tiên tức là khi áp lực do túi khí lên
cánh tay không đủ sức để cản máu chảy từ cánh tay xuống cẳng tay nữa - đó chính là trị số huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu). Tiếp tục xả khí, nghe thấy tiếng đập to và đều; khi bắt đầu không nghe được tiếng đập, tức là khi áp lực của túi khí không đủ sức để chèn ép động mạch - đó chính là trị số huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) (hình c). Ghi lại trị số huyết áp tối đa và tối thiểu đo được.
49
2. Đo huyết áp điện tử cánh tay (hình b)
- Huyết áp kế điện tử cánh tay dùng để đo huyết áp và nhịp tim. Có thể sử
dụng huyết áp điện tử để tự đo huyết áp của bản thân mình.
- Tư thế đo giống như đo huyết áp kế đồng hồ.
- Người đo huyết áp quấn túi khí nhẹ nhàng vừa đủ chặt quanh cánh tay
trái, phía trên khuỷu tay, cách nếp gấp khuỷ tay từ 2 - 3 cm, rồi cố định lại. Sau khi quấn túi khí, để thân máy ở nơi dễ nhìn thấy.
- Ấn nút đo, máy sẽ tự bơm khí, xả khí và cho kết quả cuối cùng. Khi quá
trình đo hoàn thành, trên màn hình của máy hiện lên trị số huyết áp tối đa, trị số huyết áp tối thiểu và nhịp tim.
- Trong quá trình máy bơm xả, người đo không được cử động và nói
chuyện. Khi muốn kết thúc đo ấn nút công tắc (cũng là khởi động) để tắt máy.
3. Ghi kết quả và báo cáo kết quả
- Ghi kết quả huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) đo được.
- Nhận xét kết quả thu được.
Hình a và hình b
Hình c
Hình. Đo huyết áp cánh tay bằng huyết áp kế đồng hồ (a), huyết áp kế điện tử (b) và nguyên tắc đo huyết áp (c)