ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC (Trang 38 - 46)

1. Căn cứ xác định mục tiêu, nội dung và cách thức đánh giá của chương trình môn học

- Dựa vào chuẩn đầu ra, đánh giá kết quả rèn luyện phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù mà HS đạt được.

- Dựa vào chức năng kiểm tra, đánh giá, bao gồm: đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết.

2. Mục tiêu, nội dung và cách thức đánh giá của chương trình môn học

2.1. Mục tiêu đánh giá

2.1.1. Đánh giá mức độ đạt được yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung, năng lực sinh học được cụ thể hóa bằng mức độ bảo đảm chất lượng kiến thức, kĩ năng học tập và thái độ theo yêu cầu cần đạt của chương trình.

2.1.2. Cung cấp thông tin phản hồi đầy đủ, chính xác kịp thời về kết quả học tập có giá trị cho học sinh tự điều chỉnh quá trình học; cho giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy; cho cán bộ quản lí nhà trường để có giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục; cho gia đình để giám sát, giúp đỡ học sinh.

38

Đánh giá yêu cầu tích hợp nội dung, kĩ năng để giải quyết vấn đề nhận thức và thực tiễn. Đây là phương thức hiệu quả đặc trưng cho đánh giá năng lực học sinh.

Chú trọng đánh giá kĩ năng thực hành sinh học.

2.2. Căn cứ và nội dung đánh giá

2.2.1. Căn cứ vào các Nghị quyết về đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà nước, Quốc hội.

Yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo, trong đó có yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá.

2.2.2. Căn cứ vào đổi mới đánh giá được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018).

2.2.3. Căn cứ vào chức năng và nội dung kiểm tra, đánh giá Kiểm tra, đánh giá phải thực hiện được các chức năng chính sau:

– Kiểm tra, đánh giá có chức năng kép vừa là đánh giá mức độ đạt được yêu cầu cần đạt, vừa là phương pháp dạy học.

– Khẳng định mức độ bảo đảm chất lượng học tập theo yêu cầu cần đạt của chương trình về phẩm chất, năng lực chung, năng lực sinh học được thể hiện ở chất lượng lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, thái độ.

– Cung cấp thông tin phản hồi đầy đủ, chính xác kịp thời về kết quả học tập có giá trị cho học sinh tự điều chỉnh quá trình học; cho giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy; cho cán bộ quản lí nhà trường để có giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục; cho gia đình để giám sát, giúp đỡ học sinh.

– Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh được chú ý và xem đó là biện pháp rèn luyện năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, phẩm chất chăm học, vượt khó, tự chủ, tự tin.

– Kết hợp kiểm tra, đánh giá quá trình với đánh giá tổng kết; đánh giá định tính với đánh giá định lượng, trong đó đánh giá định lượng phải dựa trên đánh giá định tính được phản hồi kịp thời, chính xác.

– Kiểm tra, đánh giá được phối hợp nhiều hình thức khác nhau bảo đảm đánh giá toàn diện yêu cầu nội dung kiến thức, năng lực chung, năng lực đặc thù môn học, phẩm chất.

– Đánh giá yêu cầu tích hợp nội dung, kĩ năng để giải quyết vấn đề nhận thức và thực tiễn. Đây là phương thức hiệu quả đặc trưng cho đánh giá năng lực học sinh.

– Chú trọng đánh giá kĩ năng thực hành sinh học. 2.2.4. Căn cứ vào đặc điểm môn học

39

2.3. Một số hình thức kiểm tra, đánh giá

Môn Sinh học sử dụng các hình thức đánh giá chung như:

– Đánh giá thông qua bài viết như: câu hỏi bài tập tự luận, trắc nghiệm khách quan, bài tiểu luận, báo cáo,...

– Đánh giá thông qua vấn đáp như: câu hỏi vấn đáp, phỏng vấn,...

– Đánh giá thông qua quan sát như: thông qua quan sát quá trình học sinh thực hiện các bài thực hành thí nghiệm; thảo luận nhóm; học ngoài thực địa; tham quan các cơ sở khoa học, các cơ sở sản xuất; dự án vận dụng kiến thức vào thực tiễn; sử dụng bảng quan sát, bảng kiểm, hồ sơ học tập,...

2.4. Ví dụ về đề đánh giá theo tiếp cận năng lực (Sinh học 12) (90 phút)

Bài 1: Hãy quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi.

Câu hỏi:

1. Hình trên thể hiện cơ chế nào?

2. Hãy phân tích để chứng minh quan hệ từ gene đến protein là quá trình truyền thông tin di truyền.

3. Nếu cặp nucleotide thứ 3 (G-X) trên gene bị đột biến mất cặp thì điều gì sẽ xảy ra tiếp theo ở quá trình phiên mã và dịch mã?

Bài 2: Theo TS. Dương Bá Trực, Trưởng khoa Huyết học Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương: Những đứa trẻ sinh ra từ các cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền do sự kết hợp của các gen mang bệnh. Bệnh tan máu bẩm sinh là một ví dụ, trẻ có thể bị biến dạng xương mặt, bụng phình to, nguy cơ tử vong rất cao.

40

Đa số người dân ở một số dân tộc vùng cao, vùng sâu như Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê đê, Chu Ru, … có tập tục kết hôn cận huyết. Họ đang lo lắng không hiểu tại sao vợ chồng họ đều hoàn toàn bình thường mà con của họ lại bị bệnh tan máu.

a. Bằng kiến thức di truyền học, anh (chị) hãy giải thích giúp họ những băn khoăn trên?

b. Nếu cả vợ và chồng đều ở thể mang gene bệnh thì họ có khả năng sinh con bình thường không? Tại sao?

c. Hãy nêu giả thuyết và thiết kế kế hoạch điều tra về bệnh tan máu bẩm sinh ở một số dân tộc vùng cao có tập tục kết hôn cận huyết.

Bài 3: Phân tích tỉ lệ phần trăm các amino axid sai khác nhau trong chuỗi polipeptit anpha của phân tử hemoglobin ở một số loài động vật có xương sống người ta thu được kết quả như trong bảng dưới đây:

Bảng: Tỷ lệ % các amino axid sai khác nhau trong chuỗi polipeptit α của phân tử Hb ở một số loài động vật có xương sống

Cá mập Cá chép Kì giông Chó Người Cá mập 0% 59,4% 61,4% 56,8% 53,2%

Cá chép 0% 53,2% 47,9% 48,8%

Kì giông 0% 46,1% 44,0%

Chó 0% 16,3%

Từ bảng số liệu trên hãy rút ra những nhận xét về mối quan hệ giữa các loài? Từ đó hãy đối chiếu với sơ đồ cây phát sinh phản ánh quan hệ nguồn gốc giữa các loài nói trên.

Bài 4: Hình dưới đây mô tả đường cong tăng tưởng của 2 quần thể sinh vật, đường cong tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của loài sâu rau (đường cong hình chữ J) và đường cong tăng trưởng trong môi trường có nguồn sống

41 giới hạn của loài cá hồi (đường cong hình chữ S).

Hãy quan sát 2 hình trên và trả lời các câu hỏi sau đây:

1. Nêu những điều kiện cần thiết để quần thể sâu rau có thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học như trong hình.

2. Vì sao quần thể cá hồi không có đường cong tăng trưởng như quần thể sâu rau ở trên ?

3. Hãy phân tích đặc điểm của các pha tăng trưởng trong 2 hình trên. Vì sao tăng trưởng quần thể cá hồi có pha cân bằng còn tăng trưởng quần thể sâu rau lại không có ?

4. Theo em đặc điểm của những loài có đường cong tăng trưởng hình chữ J và loài có đường cong tăng trưởng hình chữ S khác nhau như thế nào ? 5. Theo em khi ta nuôi cá trong một ao thì nên khai thác cá vào lúc nào để có

42

ĐÁP ÁN

NỘI DUNG Mức

năng lực Bài 1 (3 điểm)

1 Hình trên thể hiện cơ chế truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất/ cơ chế tái bản, phiên mã và dịch mã từ 1 gen trên ADN

1.2

2 - Trên mạch gốc 3’ – 5’ của gene mang các bộ ba mã hoá quy định các acid amin được gọi là thông tin di truyền.

1.2

- Mạch gốc 3’ – 5’ của gene làm khuôn cho quá trình phiên mã tổng hợp phân tử mARN do đó các thông tin di truyền trên mạch gốc của gen được sao chép (phiên) thành các codon trên phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung A- U, T-A; G-X và X-G;

- mARN lại làm khuôn cho quá trình dịch mã: mARN cho các ribosome trượt theo chiều 5’ – 3 để các tARN mang acid amin vào liên kết peptid với nhau tổng hợp chuỗi polypeptid.

- Enzim đặc hiệu cắt bỏ acid amin hình thành chuỗi polypeptid hoàn chỉnh; chuỗi polypeptid hoàn chỉnh hình thành cấu hình cao hơn, thực hiện chức năng sinh học như tương tác với môi trường quy định đặc điểm cho sinh vật 3 Nếu cặp nucleotide thứ 3 (G-X) trên gene bị đột biến mất

cặp làm mất bộ ba mở đầu do đó quá trình phiên mã không diễn ra, tế bào không tổng hợp được chuỗi polypeptid.

1.2

Bài 2 (2 điểm)

1 Đa số bệnh, tật trên xuất hiện trên những người có bố mẹ gần huyết thống (kết hôn cận huyết). Ở người kết hôn cận huyết hay ở một số loài động vật giao phối cận huyết sẽ làm giảm dần kiểu gen dị hợp, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội và đồng hợp lặn, nên những alen lặn gây bệnh tồn tại ở trạng thái đồng hợp được biểu hình thành những kiểu hình (bệnh) bất lợi.

Do đó luật hôn nhân và gia đình Việt Nam cấm kết hôn gần để ngăn ngừa xự xuất hiện của các bệnh/ tật đó.

3.1.

43

gen gây bệnh, nghĩa là kiểu gen của họ là dị hợp (Aa) thì khả năng sinh con bình thường của họ là ¾ vì kiểu gen của bố/mẹ là Aa qua giảm phân sẽ tạo giao tử mang alen lặn a chiếm ½; qua thụ tinh tỉ lệ sinh con bị bệnh với kiểu gen aa của họ = ½ x ½ = ¼ do đó khả năng sinh con bình thường của họ là ¾

3 - Giả thuyết: những gia đình có kết hôn cận huyết có tỉ lệ người mắc bệnh tan máu bẩm sinh cao hơn những gia đình kết hôn xa.

- Kế hoạch điều tra: Nhiệm vụ, thời gian, địa điểm, phương tiện, sản phẩm, phân công người thực hiện.

2.1 2.2

Bài 3 (1,5 điểm)

- Theo bằng chứng sinh học phân tử cho thấy, những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì sự sai khác cấu trúc phân tử protein càng ít và ngược lại.

1.2.

- Từ bảng số liệu cho thấy sự sai khác giữa các loài giảm dần giữa các loài như sau: kì nhông và cá mập → cá mập và cá chép → cá mập và chó →người và cá mập, cá chép và kì nhông →người và cá chép → chó và cá chép →chó và kì nhông →người và kì nhông → người và chó

3.1.

- Vẽ sơ đồ cây phát sinh 3.1

Bài 4 (3,5 điểm)

1 Những điều kiện cần thiết để quần thể sâu rau có thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học: nguồn sống từ môi trường luôn đáp ứng đủ cho tăng trường quần thể và loài có tiềm năng sinh học cao. Nói cách khác, sức chứa của môi trường luôn lớn hơn nhu cầu sống của quần thể sâu rau và sâu rau là loài có tiềm năng sinh học cao, chu kì sống ngắn.

44

2 Quần thể cá không có đường cong tăng trưởng như quần thể sâu vì cá là loài động vật có kích thước cơ thể lớn, chu kì sống dài hơn; cá sống trong điều kiện môi trường có nguồn sống giới hạn.

3.2.

3 - Đặc điểm của pha tăng trưởng chậm của cả 2 kiểu tăng trưởng: ở pha tăng trưởng chậm số lượng cá thể còn ít, các cá thể của quần thể chưa thích nghi với điều kiện sống của môi trường nên khả năng khai thác nguồn sống kém dẫn tới tăng trưởng quần thể chậm.

3.1.

- Đặc điểm của pha tăng nhanh: đối với sâu rau luôn tăng trưởng nhanh; đối với cá hồi tăng trưởng nhanh đến bắt đầu điểm uốn sau đó tăng trưởng chậm lại vì khả năng khai thác nguồn sống của môi trường tăng lên mà khả năng cung cấp nguồn sống (hay sức chứa của môi trường) chỉ có giới hạn, dẫn tới tăng trưởng của quần thể cá giảm dần. - Quần thể cá hồi có pha cân bằng vì ở pha cân bằng quần thể có số lượng cá thể ổn định và khi đó quần thể sử dụng hết một lượng nguồn sống cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống từ môi trường. Quần thể sâu rau không có pha cân bằng do tăng trưởng quần thể sâu rau không bị hạn chế bởi khả năng cung cấp nguồn sống từ môi trường.

4 - Đặc điểm của loài tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J): Loài có tiềm năng sinh học cao, biểu hiện ở kích thước cơ thể nhỏ, sử dụng hết ít nguồn sống, sinh sản nhanh (kích thước cơ thể nhỏ, sử dụng hết ít nguồn sống, sinh sản nhanh: đẻ nhiều lứa trong một năm, đẻ nhiều con trong một lứa và không cần năng lượng để chăm sóc con). Các loài có tiềm năng sinh học cao, thường có tăng trưởng quần thể theo tiềm năng sinh học như vi sinh vật, tảo đơn bào, sinh vật phù du….

3.1.

- Đặc điểm của loài tăng trưởng trong môi trường bị giới hạn (có đường cong tăng trưởng hình chữ S): Loài có tiềm năng sinh học không cao, biểu hiện ở kích thước cơ thể lớn, sử dụng hết nhiều nguồn sống, sinh sản chậm: đẻ ít lứa trong một năm, đẻ ít con trong một lứa và cần nhiều năng lượng để chăm sóc con.

45

hiệu quả cao thì nên khai thác cá ở giai đoạn đầu tiên của pha cân bằng vì nếu để lâu hơn thì sản lượng không tăng mà lại tốn thức ăn cho cá.

Hãy chỉ thời điểm đó trên đồ thị. Phân tích đề đánh giá minh họa

- Các đề đều đáp ứng yêu cầu đánh giá năng lực theo công thức: Năng lực = (Kiến thức x kĩ năng) x thái độ x tình huống.

- Nội dung bám sát yêu cầu cần đạt.

- Nội dung đánh giá hướng vào vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề nhận thức, ứng dụng thực tiễn một cách sáng tạo.

- Mỗi đề kiểm tra đều là công cụ hiệu quả để thu nhận được nhiều thông tin phản hồi về chất lượng học tập của HS, đặc biệt là về kết quả rèn luyện năng lực.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)