Chương 3: Trách nhiệm và giải quyết hậu quả 3.1 Trách nhiệm thuộc về ai ?

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế môi trường sự cố ô nhiễm nguồn nước đầu nguồn sông đà cuối năm 2019 (Trang 27 - 30)

3.1. Trách nhiệm thuộc về ai ?

a. Trách nhiệm của các cá nhân gây ô nhiễm nguồn nước

Sau quá trình điều tra, xác minh và làm rõ, cơ quan chức năng đã khởi tố và tam giam 3 đối tượng gồm: Lý Đình Vũ (37 tuổi), Nguyễn Chương Đại (25 tuổi) và Hoàng Văn Thám (33 tuổi) về tội Gây ô nhiễm môi trường, theo Khoản 2, Điều 235 Bộ Luật Hình sự.

Quá trình gậy tội của các đối tượng như sau:

Lý Đình Vũ khai anh ta quen Nguyễn Thị Huyền Trang (31 tuổi, con gái và là trợ lý Giám đốc Công ty cổ phần Gốm sứ Thanh Hà ở tỉnh Phú Thọ). Trong một lần trò chuyện, Trang nói công ty này có chất thải là dầu cặn nên muốn thuê Vũ đi đổ giúp với giá 7 triệu đồng.

Sau khi nhận lời, ngày 6/10, Vũ thuê Đại và Thám đi xe tải từ Bắc Ninh đến công ty trên để bơm dầu thải vào 10 thùng có tổng dung tích khoảng 10 m3. Sau đó, 2 người này di chuyển hơn 110 km về Công ty cơ khí cao su K90 ở xã Chí Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên để gửi xe.

Ngày 8/10, Vũ cùng đồng phạm đi 2 ôtô đến khu vực vắng người ở xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình để đổ dầu thải.

Một ngày sau, người dân địa phương phát hiện việc đổ trộm dầu thải. Qua kiểm tra và điều tra, cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình xác định dầu thải chảy vào đầu nguồn nước của Nhà máy nước sông Đà.

Ngày 10/10, người dân 8 quận, huyện ở Hà Nội phát hiện nước sinh hoạt do có mùi lạ khó chịu. Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) sau đó thừa nhận nước sạch cung cấp cho người dân nhiễm dầu.

Sau đó, chính quyền khuyến cáo người dân không ăn, không uống nước nhiễm dầu và cung cấp miễn phí nước sạch. Còn Viwasupco phải tạm ngừng cấp nước để xúc xả tuyến ống truyền tải.

Quá trình điều tra vụ án, cảnh sát đã làm việc với bà Nguyễn Thị Huyền Trang và thủ kho công ty gốm sứ. Đến nay, nước sạch được cấp trở lại. Cơ quan chức năng đã lấy mẫu và kết luận nước đạt ngưỡng an toàn để sử dụng.

Các đối tượng đang được tạm giam 2 tháng, có thể bị phạt từ 500tr-1 tỷ đồng với mức án 1-5 năm tù tùy thuộc lượng chất thải đổ ra ( Theo khoản 2, điều 5 bộ luật hình sự

b. b, Trách nghiệm bên công ty

Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco), đơn vị cung cấp nước sạch cho Hà Nội phát hiện ra việc nguồn nước bị ô nhiễm hoặc có khả năng bị ô nhiễm, nhưng không có biện pháp xử lý cũng như kịp thời báo cơ quan chức năng phối hợp nhằm ngăn chặn hay cảnh báo tới người dân sử dụng nguồn nước, khiến người dân vô cùng bức xúc.

Tuy nhiên đánh giá kĩ vụ việc sẽ thấy 4 vấn đề lớn mà cần phải xem xét, nghiên cứu, giải quyết để thấy rằng Viwasupco từ vô ý thành cố ý, cố tình, bất chấp mọi hậu quả. Thứ nhất, điều đầu tiên muốn truy đến cùng trách nhiệm của đơn vị đổ dầu thải ra đầu nguồn làm cho Viwasupco “vô ý lọc nước không sạch”. Phía công ty nước Sông Đà phải có trách nhiệm và đủ căn cứ khởi tố hình sự, bởi họ biết rõ về nguồn nước không đảm bảo nhưng vẫn cố tình bán nước cho dân.

Thứ hai, qua vụ việc này mới thấy rằng công nghệ lọc nước của Viwasupco có vấn đề rất lớn khi không lọc hết được các loại tạp chất, chất độc hại cụ thể là styren. Có thể gọi vụ việc này dưới dạng “Cháy nhà ra mặt chuột”.

Thứ ba, phía Viwasupco luôn đổ lỗi cho đơn vị khác đổ dầu thải vào đầu nguồn sông đà là nguyên nhân chính dẫn đến vụ việc. Nhưng Viwasupco biết nước không đảm bảo tiêu chuẩn và vẫn “cố tình” bán cho người dân sử dụng

Thứ tư, đối với hành vi cố ý, bỏ mặc, bán nước "bẩn" không đảm bảo tiêu chuẩn đủ căn cứ khởi tố hình sự về tội "sản xuất, mua bán hàng giả" bởi nước cũng là loại hàng hóa, người bán không giao hàng đúng chất lượng, không đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép thì vẫn đủ yếu tố cấu thành của tội này.

Tuy nhiên, công ty đã đền bù cho các hộ dân bị ảnh hưởng 1 tháng dùng nước sau đó.

3.2. Hướng giải quyết và phương pháp giải quyết

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo ngay Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà khắc phục sự cố, kịp thời cung cấp nguồn nước sạch, bảo đảm chất lượng cho nhân dân.

UBND TP. Hà Nội, UBND tỉnh Hòa Bình có giải pháp kịp thời bổ sung, thay thế nguồn nước bị ô nhiễm, bảo đảm cung cấp đủ nước sạch, ổn định đời sống nhân dân khu vực trên.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương kiểm tra tình hình hoạt động của các nhà máy nước sạch trong cả nước để bảo đảm nguồn nước sạch, an toàn phục vụ nhân dân. Bộ Công an khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc nguồn nước bị ô nhiễm và việc cung cấp nước sạch từ Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà không bảo đảm chất lượng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế môi trường sự cố ô nhiễm nguồn nước đầu nguồn sông đà cuối năm 2019 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w