Kết quả đạt được và những khó khăn thuận lợi trong quá trình thực tập tại nhà

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Kỹ thuật chế biến món ăn (Trang 35)

nhà hàng

Kết quả:

- Áp dụng được những kiến thức đã học tại trường vào thực tế. - Học hỏi được nhiều kiến thức tại cơ sở.

- Trao dồi kỷ năng giao tiếp, học hỏi, trao dồi anh văn khi giao tiếp với khách nước ngoài.

- Tự tin đối diện với mọi sự việc, tình huống khó trước mặt khách.  Khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực tập:

Khó khăn:

+ Mới thực tập chưa có kinh nghiệm, còn nhút nhát nên phục vụ chưa tốt, bị khách kiến nghị.

+ Lúng túng khi gặp khách đông.

+ Môi trường làm việc đòi hỏi giao tiếp tốt, nhanh nhẹn anh văn tốt những em chưa đủ tự tin đối diện với khách nước ngoài hoặn khách khó tính.

Thuận lợi:

+ Nhân viên nhà hàng rất thân thiện, nhiệt tình giúp đỡ giúp em nhanh làm quen với công việc.

CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP - KIẾN NGHỊ 1. Kế hoạch kinh doanh của nhà hàng:

1.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của nhà hàng:

Trên cơ sở mục tiêu đã đề ra, cùng với việc xem xét các điều kiện kinh doanh nhà hàng TTC MICHELIA HOTEL đã đề ra một số phương hướng hoạt động sau:

+ Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm bằng việc nâng cao chất lượng các trang thiết bị, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

+ Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ bằng việc phát huy những thế mạnh có sẵn nhưng đồng thời có những dịch vụ kèm theo tạo cho khách hàng sự phục vụ nhiệt tình và chu đáo.

+ Tiếp tục ổn định công tác quản lý, tạo điều kiện cho mỗi bộ phận trong nhà hàng phát huy được chuyên môn và nhiệm vụ của từng cá nhân trong từng bộ phận.

+ Thông qua các cơ sở du lịch để thu hút khách nước ngoài. Nhà hàng thường xuyên tạo mối quan hệ tốt với các đơn vị, cơ quan du lịch để mở rộng thị trường khách của mình.

+ Tạo môi trường làm việc lành mạnh thông qua các phong trào thi đua xây dựng đơn vị, tổ chức giáo dục tư tưởng chính trị cho các cán bộ công nhân viên nhằm thực hiện tốt công việc được giao.

+Tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm dịch vụ, tránh lãng phí để nâng cao hiệu quả lao động trong kinh doanh.

+ Đào tạo và phát triển nhân lực, hợp lý hóa cơ cấu nhân sự trong nhà hàng về số lượng và chất lượng.

1.2. Phương hướng về công tác đào tạo và phát trển nhân lực:

Mục tiêu của nhà hàng TTC MICHELIA là nâng cao lợi nhuận, nhưng bên cạnh đó nhà hàng cũng rất quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nhân sự vì đó là tài sản vô giá của nhà hàng.

Với phương pháp đào tạo: chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động. Trước mắt nhà hàng tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ cho các cán bộ công nhân viên, có chính sách đãi ngộ đối với các cán bộ lâu năm, các cán bộ làm việc hiệu quả bằng việc cân nhắc, đề bạt và khen thưởng.

Tóm lại, trong thời gian tới công tác đào tạo và phát triển nhân lực sẽ được nhà hàng chú trọng vì đó là nguồn nhân lực quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của nhà hàng Nhà Hàng TTC MICHELIA HOTEL.

1.3. Biện pháp thực hiện:

Để đạt được những mục tiêu phương hướng trên thì Nhà Hàng TTC MICHELIA HOTEL đòi hỏi phải thực hiện những biện pháp sau:

- Tăng cường quảng bá hình ảnh của Nhà hàng TTC MICHELIA HOTEL.

- Tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao tay nghề bằng cách đào tạo lại, tổ chức thi tay nghề, thi nâng bậc.

- Phát huy thái độ phục vụ tận tình của nhân viên.

- Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị tiện nghi cần được sửa chữa, tu bổ kịp thời.

- Nâng cao công tác quản lý của ban lãnh đạo.

- Biện pháp không thể thiếu là đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực.

- Tranh thủ các nguồn vốn và nguồn khách tăng cường hợp tác song phương và địa phương.

- Cần duy trì và phát triển lượt khách đến Nhà hàng hàng năm. - Khai thác triệt để các lợi thế của nhà hàng mình.

- Tiết kiệm hợp lý trong mọi hoạt động để giảm chi phí. - Đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung.

2. Kiến nghị:

2.1. Về phía nhà trường:

Sau khi được nhà trường cho đi thực tập thực tế tại Nhà hàng TTC MICHELIA HOTEL, em nhận thấy có những khác biệt giữa thực tế so với lý thuyết khi còn học ở trên ghế nhà trường như sau :

Em thấy có sự khác biệt đôi chút giữa lý thuyết và thực tế trong qui trình sản xuất chế biến món ăn.

Trong lý thuyết học tại lớp là các quy trình cơ bản giúp em nắm vững kiến thức cho công việc thực tế trong quá trình thực tập và trao đồi kiến thức thêm trong tương lai .

Trong thực tế thực tập thì chúng em được tiếp xúc với thực tiễn của công việc có các khâu các bước trong thực tế được tóm gọn lại nhằm tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Vì vậy công việc học và nắm vững lý thuyết trên lớp thì cần phải có kinh nghiệm thực tiễn trong công việc để phục vụ cho chuyên ngành trong tương lai.

Tóm lại lý thuyết tại trường là cơ sở, là bước đầu để trao dồi , củng cố kiến thức để chúng em có kinh nghiệm làm việc trong thực tế. Trong thực tiến thực tập giúp chúng em kiểm tra kiểm chứng và vận dụng kiến thức học được vào thực tế.

2.2. Về phía nhà hàng:

Trong 3 tháng qua tôi được Nhà hàng tạo điều kiện tìm hiểu hoạt động kinh doanh của Nhà hàng. Tôi xin có một số ý kiến đóng góp như sau:

- Nhà hàng nằm ở trung tâm thành phố, nhưng có hạn chế là diện tích nhỏ, không rộng lắm dẫn đến không thuận tiện cho việc để xe của khách. Điều này sẽ gây ra sự phiền toái cho khách.

- Trang thiết bị trong phòng đầy đủ nhưng hệ thống thoát nước ở nhà vệ sinh chưa hoạt động tốt.

- Nhà hàng chưa có sự phân công lao động hợp lý.

- Nhà hàng nên mở rộng thị trường để tiếp nhiều lượt khách và duy trì sự vững bền khi khách đến nhà hàng hằng năm để tạo nên doanh thu ổn định cho nhà hàng.

PHẦN KẾT LUẬN

Được là một thành viên trong bộ phận Nhà hàng, qua thời gian thực tập em cảm thấy bản thân mình có nhiều thay đổi và trưởng thành lên rất nhiều. Tin tưởng rằng với những kiến thức đã học ở trường và kinh nghiệm tích lũy trong quá trình thực tập sẽ giúp em hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ đang đảm nhiệm.

Qua quá trình thực tập tại Nhà Hàng Khách Sạn TTC - Michelia em có cơ hội áp dụng kiến thức tiếp thu từ trường học vào thực tế. Tuy rằng thời gian thực tập không nhiều nhưng đã góp phần giúp em hiểu rõ qui trình trong nghành nghiệp vụ bàn tại nhà hàng, học được phong cách làm việc chuyên nghiệp của các anh chị phục vụ bàn trong Nhà Hàng Khách Sạn TTC - Michelia.

Tuy đã hết sức cố gắng, nhưng hiểu biết của bản thân về nghề còn hạn chế nên bản báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những đóng góp, nhận xét đánh giá cũng như sự thông cảm của các thầy, các cô trong nhà trường để em ngày càng hoàn thiện mình hơn.

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Nhà Hàng Khách Sạn TTC - Michelia cùng toàn thể anh chị nhân viên bếp đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong thời gian thực tập vừa qua.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô giáo, đặc biệt là cô Trần Thị Trâm đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua. Em xin kính chúc các thầy cô luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và tiếp tục thành công trong sự nghiệp trồng người cao quý./.

PHỤ LỤC HÌNH Ả

Hình 1. 1. Khách sạn TTC – MICHELIA...1

Hình 1. 2. Sơ đồ bộ máy tổ chức Nhà Hàng khách sạn TTC...6

Hình 1. 3. Bảng Doanh Thu của Nhà Hàng...8

Hình 1. 4. Biểu đồ kinh doanh...8

Y Hình 2. 1. Cơ cấu tổ chức bếp...10

Hình 2. 2. Các món ăn và uống đặc trưng của nhà hàng...19

Hình 2. 3. Nguyên liệu sốt bò bằm kiểu Ý...20

Hình 2. 4. Sốt bò bằm kiểu Ý...21

Hình 2. 5. Sò điệp nướng mật ong...22

Hình 2. 6. Thỏ nấu vang đỏ...23

Hình 2. 7. Salad Tagaki Cá Ngừ...25

Hình 2. 9. Salad sò điệp chiên giòn và trái cây...26

Hình 2. 10. Chả Giò Hải Sản...28

Hình 2. 11. Mực lá nướng muối ớt...29

Hình 2. 12. Ghẹ luộc bia sả...30

Hình 2. 13. : Gỏi sứa chua cay...31

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...1

CHƯƠNG I: PHẦN GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NHÀ HÀNG - TTC MICHELIA HOTEL...1

1. Khái quát về Khách Sạn TTC – Michelia...1

2. Vị trí, địa điểm của TTC – MICHELIA...2

3. Quy mô và loại hình kinh doanh...4

4. Bộ máy tổ chức của TTC – MICHELIA...6

4.1. Sơ đồ nhân sự của TTC – MICHELIA Hotel...6

4.2. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận...6

5. Tình hình kinh doanh tại Doanh nghiệp...8

CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT BỘ PHẬN BẾP TẠI NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TTC MICHELIA...10

1. Cơ cấu tổ chức bếp...10

2. Hoạt động của bộ phận bếp...12

3. Cơ sở vật chất kỹ thuật...14

4. Thực đơn của nhà hàng...14

5. Một số món ăn học sinh được thực tập tại bếp Nhà Hàng...20

Bếp Âu ...20

5.1. Sốt Bò Băm Kiểu Ý...20

5.2. Sò điệp nướng mật ong...22

5.3. Thỏ nấu vang đỏ...23

5.4. Salad Tagaki Cá Ngừ...25

5.5. Salad sò điệp chiên giòn và trái cây...26

Bếp Á ...27

5.6. Chả giò hải sản:...27

5.7. Mực lá nướng muối ớt:...28

5.8. Ghẹ luộc bia, sả:...29

Bếp lạnh...30

5.9. Gỏi sứa chua cay:...30

6. Quy trình phục vụ của nhân viên bếp...20

6.1. Nhận hàng tại khu vực giao nhận hàng...33

6.2. Phân chia và lưu kho hàng theo từng khu vực quy định...33

6.3. Cách phục vụ khách của nhân viên bếp:...34

7. Kết quả đạt được và những khó khăn thuận lợi trong quá trình thực tập tại nhà hàng ...35

CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP - KIẾN NGHỊ...36

1. Kế hoạch kinh doanh của nhà hàng:...36

1.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của nhà hàng:...36

1.2. Phương hướng về công tác đào tạo và phát trển nhân lực:...36

1.3. Biện pháp thực hiện:...37

2. Kiến nghị:...37

2.1. Về phía nhà trường:...37

2.2. Về phía nhà hàng:...38

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Kỹ thuật chế biến món ăn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w