III.1. Xây dựng mục tiêu và kế hoạch nghiên cứu KHSPƯD
Kế hoạch nghiên cứu một đề tài khoa học là sự thể hiện những ý đồ, cách thức và những bước thực hiện cụ thể của người nghiên cứu, đó là sự định hướng cho toàn bộ việc nghiên cứu: từ việc thu thập thông tin tư liệu đến viết và bảo vệ công trình. Lập kế hoạch đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu phát triển đúng hướng, tự chủ động làm việc, đạt được mục đích cuối cùng đề ra.
Kế hoạch nghiên cứu là văn bản trình bày kế hoạch dự kiến triển khai đề tài về tất cả phương diện như: nội dung công việc, ấn định thời gian thực hiện từng công việc, sản phẩm phải có và phân công trách nhiệm cho từng thành viên, cộng tác viên.Lập kế hoạch nghiên cứu thường được dự kiến triển khai theo các giai đoạn làm việc diễn ra nối tiếp và đan xen nhau:
(1) Giai đoạn chuẩn bị
a. Chọn đề tài, xác định đối tượng, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu: - Theo dõi các công trình và thành tựu khoa học có liên quan đến đề tài. - Tham khảo các kết quả mới nhất của công trình.
- Đánh giá các kết quả nghiên cứu của các công trình. - Trao đổi ý kiến với các nhà khoa học.
b. Lập các bản tóm tắt các công trình nghiên cứu trong phạm vi của đề tài nghiên cứu.
c. Lập kế hoạch sơ bộ cho công tác nghiên cứu
III.2. Quản lí và tổ chức các hoạt động nghiên cứu KHSPƯD ở trường Tiểu học
Công tác nghiên cứu KHSPƯD ở trường Tiểu học bao gồm ba hoạt động cơ bản: - Thứ nhất là hoạt động quản lí nghiên cứu khoa học;
- Thứ hai là hoạt động tổ chức nghiên cứu khoa học;
- Thứ ba là hoạt động ứng dụng triển khai kết quả nghiên cứu khoa học. Ba hoạt động này có mối quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau, hoạt động này là tiền đề của hoạt động kia, tương tác, hỗ trợ nhau phát triển.
Quản lí hoạt động NCKHSPƯD thực chất là một đánh giá khoa học bao gồm từ khâu đề xuất nghiên cứu đến kết quả nghiên cứu:
o Thẩm định một đề xuất nghiên cứu
o Đánh giá kết quả nghiên cứu sau khi đề tài hoàn thành, chưa xét đến khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu
35
o Đánh giá hiệu quả và ảnh hưởng của nghiên cứu sau khi đề tài được đưa vào áp dụng
o Nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài
a. Thẩm định đề xuất nghiên cứu: là xem xét trước khi được thực hiện nhằm
đưa đến kết luận: đề tài có đáng được thực hiện hay không. Để đề tài NCKHSPƯD thực hiện có hiệu quả, hàng năm, bộ môn, nhà trường cần tập hợp các đề xuất nghiên cứu của GV/CBQLGD và có thẩm định để tránh trường hợp các NCKHSPƯD được thực hiện không khả thi hoặc khi thực hiện không mang lại hiệu quả. Các đề tài NCKHSPƯD cũng có thể là những đề tài đặt hàng của tổ bộ môn hoặc nhà trường xuất phát từ thực trạng GD của nhà trường.
b. Đánh giá kết quả nghiên cứu: là xem xét chất lượng của bản thân sản phẩm
nghiên cứu, chưa xem xét hiệu quả áp dụng. Qui trình thực hiện, các thức lựa chọn thiết kế, thu thập và phân tích dữ liệu, … là những tiêu chuẩn để đánh giá kết quả nghiên cứu.
c. Đánh giá hiệu quả và ảnh hưởng của nghiên cứu: là xem xét ý nghĩa của
các tác động sau khi áp dụng các kết quả của đề tài vào đời sống của nhà trường. Việc đánh giá này cho thấy tính hiệu quả trong thực tiễn của đề tài cũng như những yêu cầu cần điều chỉnh tác động trên đối tượng giáo dục khác để mang lại hiệu quả cao hơn.
Như vậy, quản lí hoạt động NCKHSPUD là sự tác động có chủ đích, có căn cứ khoa học, hợp quy luật và phù hợp các điều kiện khách quan của chủ thể quản lí (CBQL) tới đối tượng quản lí (GV, học sinh) nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động NCKHSPUD tại trường Tiểu học. Trong hoạt động quản lí NCKHSPUD, người CBQL cần tìm hiểu thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động NCKHSPUD; Thực trạng chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động NCKHSPUD; Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động NCKHSPUD để từ đó lập kế hoạch NCKHSPUD cho bộ môn, nhà trường. Để đảm bảo cho việc lập kế hoạch NCKHSPUD cho đơn vị mình một cách khả thi, CBQL cần:
a) Khảo sát nhu cầu NCKHSPUD của cán bộ, GV làm cơ sở lập kế hoạch; b) Lấy ý kiến đóng góp của tổ trưởng chuyên môn cho bản dự thảo kế hoạch; c) Lấy ý kiến đóng góp của toàn thể CB,GV cho bản dự thảo kế hoạch; d) Hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch từ bộ môn;
e) Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch cá nhân;
f) Phổ biến kế hoạch NCKHSPUD cho toàn thể CB,GV nhà trường.
III.3. Xây dựng hệ thống đánh giá NCKHSPƯD
Hệ thống đánh giá khoa học bao gồm những tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá. Vấn đề là cụ thể hóa những chỉ tiêu của từng loại đánh giá đã nêu trên đây.
36
Hệ thống đánh giá còn bao gồm một thiết chế về tổ chức: đánh giá bằng phương pháp chuyên gia, bằng phương pháp hội đồng, hoặc phương pháp kết hợp chuyên gia với hội đồng.
Cách thức quyết định của 4 loại hoạt động đánh giá trên đây cũng khác nhau: - Kết quả thẩm định được trình bày dưới dạng ghi nhận các ý kiến đánh giá
của chuyên gia và của hội đồng nhà trường (có thể để được cơ quan tài trợ quyết định);
- Quyết định nghiệm thu dựa trên nguyên tắc biểu quyết đa số;
- Đánh giá kết quả và đánh giá hiệu quả thì không biểu quyết mà chỉ ghi nhận các ý kiến, rồi công bố để các đồng nghiệp sử dụng như một tư liệu nghiên cứu.
Một đề tài NCKHSPƯD tốt là đề tài có tính khả thi, vấn đề nghiên cứu thú vị và nghiên cứu chứa đựng các yếu tố mới, nghiên cứu đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức và các kết quả nghiên cứu có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường.
Những nghiên cứu có giá trị thường đóng góp thông tin mới, dữ liệu mới. Một nghiên cứu chỉ đơn thuần lặp lại những gì người khác đã làm là không xứng đáng, tốn tiền và công sức (trừ một số trường hợp). Cái mới trong NCKHSPƯD đó là:
- mới về ý tưởng, - mới về cách tiếp cận, - mới về phương pháp, - mới về kết quả,
- hoặc mới về cách diễn giải, bình luận
Như vậy, để đánh giá một NCKHSPƯD có thể dựa trên các tiêu chuẩn sau: - Mục đích, mục tiêu nghiên cứu rõ ràng
- Quá trình nghiên cứu được chi tiết hóa,
- Thiết kế nghiên cứu được hoạch định một cách chi tiết
- Giới hạn (phạm vi nghiên cứu) nghiên cứu được trình bày rõ ràng - Đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức nghiên cứu (sao chép, tự tạo dữ liệu)
- Kết quả nghiên cứu được trình bày một cách rõ ràng, rành mạch, không mơ hồ
- Các kết luận được chứng mình, bình luận với các nghiên cứu trước có nền tảng và cơ sở vững chắc
- Những kinh nghiệm của người nghiên cứu được phản ánh.
Trong quá trình quản lí hoạt động NCKHSPƯD, những đề tài có kết quả tốt cần được biểu dương, khen ngợi kịp thời và coi đây là một tiêu chí quan trọng để xếp loại giáo viên giỏi, giáo viên có thành tích xuất sắc, đồng thời động viên, khuyến khích GV/CBQLGD tích cực chuẩn bị cho các nghiên cứu tiếp theo, phổ biến kết quả cho GV trong trường và các trường khác học tập, áp dụng.
37
Thực tế đã chứng minh rằng, nếu không có công tác triển khai áp dụng kết quả NCKHSPƯD vào thực tiễn ở nhà trường thì các kết quả nghiên cứu chỉ là lý thuyết suông, không thể phát huy những ý tưởng sáng tạo, những phát minh, sáng kiến mới được thể hiện trong lý thuyết nghiên cứu vào thực tiễn. Triển khai và áp dụng NCKHSPƯD chính là quá trình nghiên cứu, lựa chọn, chắt lọc và chuyển hoá các kết quả nghiên cứu khoa học lý thuyết thành tiền đề xã hội để áp dụng vào thực tiễn.
Đối với các nhà trường, áp dụng kết quả NCKHSPƯD chính là việc chuyển tải, chuyển hoá các kết quả NCKHSPƯD của các đề tài, các kiến nghị, giải pháp của các NCKHSPƯD cụ thể vào thực tiễn tổ chức dạy học và quản lí giáo dục. Việc áp dụng kết quả NCKHSPƯD vào thực tiễn tổ chức dạy học và quản lí giáo dục, gián tiếp và trực tiếp, thông qua các hoạt động cơ bản sau đây:
Một là, áp dụng kết quả NCKHSPƯD trong việc hoàn thiện cơ chế quản lí giáo dục và dạy học trong nhà trường.
Hai là, áp dụng kết quả NCKHSPƯD trong hoạt động dạy học và bồi dưỡng giáo viên
Ba là, áp dụng kết quả NCKHSPƯD vào hoạt động giáo dục, quản lí học sinh. Không phải bất kỳ một ứng dụng kết quả NCKHSPƯD nào vào thực tiễn cũng đạt hiệu quả mong muốn. Nói cách khác, hoạt động áp dụng với tư cách là một khâu trong quá trình nghiên cứu khoa học, một bước trung gian để biến lý thuyết thành thực tiễn không đơn thuần là chuyển hoá tất cả những kết quả NCKHSPƯD vào thực tiễn một cách tất yếu, tự nhiên mà đó phải là quá trình lựa chọn, chắt lọc những kết quả nghiên cứu hoàn chỉnh, có giá trị khoa học và giá trị thực tiễn cao để đề xuất khả năng áp dụng. Điều đó có nghĩa là, áp dụng kết quả NCKHSPƯD thực sự cũng là một hoạt động sáng tạo chứ không hề máy móc, thụ động để chấp nhận tất cả những kết quả đã được nghiên cứu.
Việc lựa chọn kết quả NCKHSPƯD để áp dụng vào thực tiễn ngoài giá trị khoa học đã được đánh giá qua hội đồng đánh giá nghiệm thu còn phải đảm bảo giá trị thực tiễn. Đó chính là yếu tố thể hiện rõ nhất vai trò của công tác áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học.
Trên cơ sở mục tiêu phát triển, nhu cầu đổi mới của ngành giáo dục, hoạt động áp dụng kết quả NCKHSPƯD sẽ phân tích, đánh giá, tổng hợp, làm cơ sở đề đề ra định hướng đổi mới, phát triển và đề xuất áp dụng những kết quả nghiên cứu có giá trị nhất, phù hợp nhất và có khả năng mang lại hiệu quả áp dụng cao nhất. Như vậy, để áp dụng kết quả nghiên cứu NCKHSPƯD vào thực tiễn mang lại hiệu quả cao nhất, ngoài yếu tố chất lượng của các kết quả NCKHSPƯD còn cần phải có sự phân tích khoa học, khách quan, chính xác sự vận động và phát triển của xã hội, làm cơ sở cho việc đề xuất phương án áp dụng.
Việc tổ chức áp dụng kết quả NCKHSPƯD vào tổ chức dạy học và quản lí giáo dục ở các trường Tiểu học phải thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
38
- Tập hợp những công trình NCKHSPƯD đã được tiến hành một cách có hệ thống, theo lĩnh vực hoạt động đó là đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, đổi mới các hoạt động giáo dục trong nhà trường và đổi mới công tác quản lí giáo dục. Đánh giá những kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học đã được hội đồng nghiệm thu đánh giá và khả năng áp dụng vào thực tiễn. - Tập hợp những đánh giá về khả năng áp dụng vào thực tiễn của các kết quả
nghiên cứu theo vấn đề cụ thể.
- Trên cơ sở nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục, của nhà trường ở giai đoạn trước mắt, phân tích những vấn đề cần phải đổi mới. Từ đó đề ra giải pháp cụ thể và lựa chọn các đề tài đưa vào triển khai áp dụng để thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục.
Những phân tích và định hướng nêu trên được thực hiện trên cơ sở các công trình nghiên cứu đã được tiến hành và được tập hợp kết quả. Những đề xuất được đưa ra trong những giải pháp đổi mới hoàn thiện tổ chức và hoạt động được thực hiện trên cơ sở vận dụng có sáng tạo, chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã hoàn thành và được đánh giá cao.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Anh (chị) có hiểu biết gì về NCKHSPƯD?
2. Anh (chị) hãy suy nghĩ về một số vấn đề trong lớp học/trường học của mình có thể áp dụng NCKHSPƯD nhằm thay đổi hiện trạng giáo dục, dạy học tại lớp học/trường học?
3. Anh/chị nhận thấy NCKHSPƯD có gì khác biệt so với các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục mà anh/chị đã thực hiện từ trước tới nay?
4. Hãy nêu qui trình thực hiện một NCKHSPƯD
5. Hãy nêu các ưu điểm và hạn chế của các thiết kế khi lựa chọn để thực hiện một NCKHSPƯD. Làm thế nào có thể khắc phục được điều này?
6. Hãy nêu ý nghĩa của các tham số thống kê mô tả và các tham số thống kê suy diễn khi phân tích các dữ liệu thực hiện trong NCKHSPƯD
7. Theo anh/chị, làm thế nào có thể quản lí hiệu quả hoạt động NCKHSPƯD ở bộ môn/trường học của mình?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Cao Đàm (2005) Phương pháp luận Nghiên cứu Khoa học. Nxb Khoa học và Kĩ thuật, 2005.
39
2. Vũ Cao Đàm (2004) Đánh giá Nghiên cứu Khoa học. Nxb Khoa học và Kĩ thuật.
3. Dự án Việt Bỉ (20120. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. NXBĐHSP
4. Bộ giáo dục và đào tạo (8/2015). Tài liệu tập huấn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học.