CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN LƯỢNG CHÈ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu tiểu luận phân tích chi phí lợi ích đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới ngành chè việt nam (Trang 34 - 39)

CỰC CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN LƯỢNG CHÈ VIỆT NAM

Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ Biến đổi khí hậu. Hơn nữa nước ta sản xuất Nông nghiệp là chủ yếu. Bởi vậy cần phải có những biện pháp đưa ra để phần nào khắc phục được những khó khăn do thời tiết khí hậu gây ra nhưng cũng phải có biện pháp cho cây chè thích ứng với sự biến đổi khôn lường của khí hậu.

Vấn đề đầu tiên được đặt ra nếu muốn giảm thiểu tác động của Biến đổi khí hậu đối với cây chè nói riêng và Trái Đất của chúng ta nói chung là sao cho phải giảm được, hạn chế được tối đa tình hình Biến đổi khí hậu. Có rất nhiều cách góp phần giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu chỉ từ những việc nhỏ nhặt của mỗi một con người như: hạn chế sử dụng túi nilon, trồng cây,.... Thiết nghĩ nếu người nào cũng làm được thì đâu còn cảnh những chú chim bị mắc kẹt trong túi nilon, hay là tình trạng ô nhiễm không khí nặng,bão

lũ, sạt lở,....

Dưới đây là các giải pháp khả thi để ứng phó biến đổi khí hậu

Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Khí từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu... là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính và nóng lên của Trái Đất. Bởi vậy cần hạn chế thải ra những khí này và nhanh chóng tìm kiếm nhiên liệu sinh học, năng lượng khác.

Cải tạo, nâng cấp hạ tầng

Theo số liệu thống kê, nhà ở chiếm tới gần 1/3 lượng phát tán khí gây hiệu ứng nhà kính trên quy mô toàn cầu. Vì vậy, việc cải tiến trong lĩnh vực xây dựng như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các cầu thang điều chỉnh nhiệt, các loại nhà "môi trường"... sẽ tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu và giảm mức phát tán khí thải.

Sử dụng phương tiện công cộng nhằm làm giảm lượng khí tải mà các phương tiện thải ra môi trường

Giảm tiêu thụ

Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay là sử dụng quá nhiều các loại bao gói có nguồn gốc từ nhựa plastic đã gây nên hiệu ứng "ô nhiễm trắng"...

Chặn đứng nạn phá rừng

Theo số liệu thống kê của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá, riêng nạn khai thác gỗ đã tạo ra trên 1,5 tỷ tấn CO2 thải vào môi trường, chiếm 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính.

Tiết kiệm điện là một cách tiết kiệm năng lượng phổ biến và đơn giản Khai phá những nguồn năng lượng mới

Việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới để thay thế nhiên liệu hóa thạch là thách thức lớn nhất của con người trong thế kỷ 21. Một số nguồn năng lượng ứng viên sáng giá là ethanol từ cây trồng, hydro từ quá trình thủy phân nước, năng lượng nhiệt, năng lượng sóng, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và nhiên liệu sinh học...

Các biện pháp giúp cây chè thích ứng hơn phần nào trước các tác động của Biến đổi khí hậu

Không chỉ phải hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, muốn cây chè phát triển tốt chúng ta cũng cần phải quan tâm đến biện pháp giúp cây chè thích nghi và sinh trưởng tốt hơn trong điều kiện thời tiết nhiều biến động khắc nghiệt.

Sau đây là một số biện pháp thường dùng để nâng cao sức chịu đựng của cây chè: - Cải tạo giống chè và kĩ thuật chăm sóc nần cao sức chống chịu của cây chè

Một trong những nguyên do quan trọng khiến chất lượng và sản lượng của cây chè kém đi là do giống chè cũ cằn cỗi không chống chịu được thay đổi thất thường của thời tiết. Bởi vậy muốn cải thiện được tình hình này chúng ta cần phải cải tạo giống cho

chè, giúp cây chè có khả năng chống chịu cao hơn cũng mang đến chất lượng và sản lượng chè tốt hơn.

Kết quả của việc này được thể hiện rõ sau khi áp dụng. Cụ thể với vùng đất Thái Nguyên – nơi được mệnh danh là thiên đường của chè với nhiều đặc sản chè nổi tiếng:

Theo đó, dự án “ Cải tạo chè Trung du năng suất thấp” được tỉnh Thái Nguyên thực hiện từ tháng 2/2015 – 6/2017 tại các xã: Tân Cương, Phúc Xuân và Phúc Trìu với quy mô 6ha. Các hộ dân được chọn (23 hộ) tham gia Dự án đều là những hộ có vườn chè giống trung du trồng bằng hạt. Diện tích chè cải tạo được áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như đốn, hái hợp lý, bón phân.

Đặc điểm giống chè trung du:

Chè trung du có khả năng chống chịu sâu bệnh cũng như chịu hạn, chịu rét tốt nên ở vụ đông, chè có giá trị kinh tế cao; khả năng sinh trưởng mạnh, độ che phủ lớn, có thể chống xói mòn và rửa trôi, bảo vệ môi trường sinh thái.

Do vậy, theo hạch toán sơ bộ, chè trung du sau khi được đầu tư cải tạo, , nương chè cải tạo có mật độ búp dày hơn, khối lượng búp lớn hơn, năng suất đạt khoảng 595kg búp tươi/ sào, cao hơn hẳn nương chè không được cải tạo 119kg búp tươi/ sào; giá bán chè cũng tăng từ 150 lên 200 nghìn đồng/kg (tăng 15-20%).

Ngoài ra, các biện pháp kĩ thuật chăm sóc chè cũng rất quan trọng để chè sinh trưởng tốt. Để cây chè thích ứng với điều kiện tự nhiên hơn thì điều đầu tiên là chọn giống và canh tác phải phù hợp và đúng thời điểm.

Thứ hai, cần phải lưu ý đến kĩ thuật chăm sóc. Trong tình hình hiện nay, nhiệt độ Trái Đất càng ngày càng nóng hơn, thường xuyên đối mặt với hạn hán thì càng cần chú trọng xây dựng hệ thống tưới tiêu hiện đại cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín, nhưng đồng thời không tốn thời gian công sức của người lao động.

Ngoài ra những diễn biến bất thường của thời tiết cũng có thể gây ra cỏ dại, dịch bệnh ảnh hưởng không tốt đến cây chè.Vì thế, phải thường xuyên kiểm tra phòng trừ. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ

diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần. Phòng trừ sâu, bệnh hại chè bằng biện pháp tổng hợp đảm bảo hợp lý về kinh tế và bền vững dựa trên sự phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền chọn giống và hoá học, nhằm đạt sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất trong môi trường.

- Làm tốt công tác kiểm tra, dự báo thời tiết, hạn hán, sâu bệnh, dịch bệnh kết hợp với nông dân

Thực tế cho thấy rằng, chúng ta có thể hoàn toàn hạn chế được phần nào các tác động của biến đổi khí hậu lên cây chè bằng việc dự báo chính xác chuẩn bị đối mặt với thiên tai gì, hạn hán hay sâu bệnh. Biện pháp này cũng được áp dụng rất thành công ở nhiều nơi với những sản phẩm nông nghiệp khác nhau không hẳn là với mỗi cây chè.

Ví dụ ở Thái Nguyên

Vụ mùa năm 2017, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng, mưa nhiều, tạo điều điều kiện cho nhiều đối tượng sâu bệnh hại như sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm, rầy các loại, bệnh sinh lý, chuột… phát triển. Khi các đối tượng gây bệnh cho cây không được phát hiện và xử lí kịp thời sẽ gây ra hậu quả lớn đối với sản lượng và chất lượng.

Xác định được tầm quan trọng của công tác dự tính, dự báo sâu bệnh trong phát triển sản xuất nông nghiệp, Chi cục luôn có phương án bảo vệ thực vật, dự báo sâu bệnh hại cho tất cả các vụ sản xuất trong năm. Hằng tuần, hằng tháng, các trạm đều gửi đầy đủ các thông báo định kỳ, thông báo tháng về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật theo đúng quy định, đảm bảo thời gian, chất lượng thông báo. Căn cứ vào thông tin của các trạm, Chi cục đã đánh giá đúng diễn biến của các đối tượng sâu bệnh hại và hướng dẫn người dân cách phòng trừ kịp thời.

Riêng 8 tháng, Chi cục đã gửi trên 30 thông báo định kỳ 7 ngày, 8 thông báo tháng cho các địa phương, đảm bảo số lượng và chất lượng theo quy định. Các đối tượng sâu bệnh hại rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi hại trên chè đều được phát hiện chính xác, thông báo kịp thời đến các đơn vị liên quan và các địa phương để tổ chức phòng trừ đạt hiệu quả cao, bảo veeh khoảng 21 nghìn ha chè tại địa phương.

Tuy nhiên hiện nay, do biến đổi khí hậu, dịch hại xảy ra thường xuyên, người dân một số nơi còn lạm dụng thuốc BVTV nên công tác dự tính, dự báo ngày càng phức tạp hơn:

các lứa sâu gối lứa liên tục, nhiều thế hệ xuất hiện trong cùng một lứa…Do đó, càng cần phải thường xuyên, kiểm tra, xem xét và nắm rõ tính hình phát triển của cây chè để kịp thời dự báo dự tính và có biện pháp ứng phó.

Một phần của tài liệu tiểu luận phân tích chi phí lợi ích đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới ngành chè việt nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w