Kết luận chung về biện pháp

Một phần của tài liệu phân tích tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất (Trang 35 - 37)

3.4.1. Biện pháp đối với nguyên nhân chính chủ quan tích cực: Biện pháp thúc đẩy nguyên nhân 1:

Doanh nghiệp cần phát huy về mặt công nghệ kĩ thuật, tăng cường đầu tư kỹ thuật thông minh, cử người đi học hỏi, tiếp thu nền công nghệ tiên tiến mới, đào tạo chuyên sâu nắm vững kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ sản xuất, cần thực hiện tốt cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao chất lượng hàng hóa, ít lỗi hơn đáp ứng được các thị trường khó tình, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

Biện pháp thúc đẩy nguyên nhân 2:

Doanh nghiệp tiếp tục chú trọng đầu tư vào phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đẩy mạnh khâu thiết kế, chuyển từ thiết kế theo đơn khách hàng

(OEM) sang sản xuất thiết kế gốc (ODM) hay sản xuất thương hiệu gốc (OBM) thì sản phẩm dệt may mới có thể nâng cao sức cạnh tranh, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

3.4.2. Biện pháp đối với nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực: Biện pháp đối với nguyên nhân 1:

Hoạt động marketing rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu, tiếp cận và thu hút khách hàng, đây là hoạt động đỏi hỏi tính thường xuyên, liên tục theo dõi và đổi mới, là một mục tiêu lâu dài do vậy doanh nghiệp phải nhanh chóng củng cố lại bộ phận marketing, tiến hành các buổi đào tạo trình độ chuyên môn chuyên nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp nên tuyển thêm nhân viên có năng lực vào bộ phận này nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, hoạch định chiến lược kinh doanh và tiếp thị. Từ đó giúp doanh nghiệp làm chủ lĩnh vực marketing, giảm bớt chi phí thuê dịch vụ marketing trong tương lai góp phần tăng lợi nhuận.

Biện pháp đối với nguyên nhân 2:

Dự trữ, tồn kho là một bộ phận quan trọng của vốn lưu động đòi hỏi doanh nghiệp phải có những phương án quản lý, tính toán chi tiết thông qua việc thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hóa; dự đoán xu thế biến động trong kỳ để có quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua sắm, dự trữ hàng hóa có lợi cho doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường và thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời tình trạnh hàng hóa bị ứ đọng để có biện pháp giải phóng nhanh số hoàng hóa đó.

LỜI KẾT

Qua bài phân tích hiệu quả hoạt động kinh tế có thể thấy doanh nghiệp đã không ngừng phát triển và đi lên trước mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trên phạm vi toàn cầu. Nhờ vào tài liệu phân tích giúp doanh nghiệp thấy được mặt mạnh, mặt yếu của mình mà chỉ đạo sản xuất cũng như quản lý tài chính được thực hiện một cách có hiệu quả. Chính vì vậy phân tích kinh tế có vai trò hết sức quan trọng trong việc chỉ đạo và lãnh đạo kinh tế.

Sau khi hoàn thành bài tiểu luận giúp em đã hiểu được nhiều về công tác phân tích, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là do rất nhiều nhân tố tác động tạo nên, có những nhân tố tác động tích cực nhưng cũng có những nhân tố tác động tiêu cực. Và phải nhận thức rõ đối tượng phân tích và góc độ của người phân tích để có thể đi đến được kết luận về sự biến động của các chỉ tiêu để có thể có biện pháp hợp lý giải quyết tận gốc vấn đề.

Em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Kim Loan đã hướng dẫn tận tình, giúp em nắm được kỹ thuật phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, từ đó hoàn thiện bài tiểu luận của môn học này.

Một phần của tài liệu phân tích tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất (Trang 35 - 37)