Kết luận chung về nguyên nhân chính chủ quan

Một phần của tài liệu phân tích tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất (Trang 34 - 35)

3.3.1. Nguyên nhân chính chủ quan tích cực:

Có 2 nguyên nhân chính chủ quan tích cực:

Nguyên nhân 1: Đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất.

Tại kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị được lập trình điện tử giúp nâng cao năng suất, tạo ra sản phẩm đẹp, có độ chi tiết chính xác cao mà máy cũ không làm được, đồng thời đổi mới quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có và tạo ra những sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Điều này giúp công ty tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng độ hấp dẫn của sản phẩm, từ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn, tăng đơn đặt hàng giúp tăng sản lượng hàng xuất khẩu.

Nguyên nhân 2: Phát triển sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao.

Doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, bằng cách xây dựng đội ngũ thiết kế với hơn 200 nhà tạo mẫu được đào tạo chuyên nghiệp, làm chủ từ khâu thiết kế, phát triển mẫu và cung ứng mẫu cho đến sản xuất và cung ứng sản phẩm để phân phối, trong đó sản phẩm từ sợi tái chế của doanh nghiệp là sản phẩm chiến lược và có ưu thế cạnh tranh lớn. Chính vì vậy chỉ tiêu thu bình quân của doanh nghiệp sang kỳ nghiên cứu có xu hướng tăng mạnh.

3.3.2. Nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực:

Có 2 nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực:

Nguyên nhân 1: Doanh nghiệp phải thuê ngoài dịch vụ marketing.

Tại kỳ nghiên cứu, để mở rộng thị trường xuất khẩu cùng với các sản phẩm mới doanh nghiệp cần phải xây dựng một chiến lược marketing quốc tế riêng mới đòi hỏi phải thường xuyên theo dõi và liên tục tối ưu thì mới mang lại hiệu quả cao

gây tốn kém thời gian. Bên cạnh đó thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, khốc liệt, bộ phận marketing còn yếu kém nên doanh nghiệp quyết định thuê ngoài dịch vụ marketing có trình độ chuyên môn cao giúp thực hiện hiệu quả chiến dịch nhằm đưa sản phẩm của mình xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Chính vì vậy, chi phí cho dịch vụ thuê ngoài tăng làm tăng chỉ tiêu chi bình quân ảnh hưởng tiêu cực tới tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nguyên nhân 2: Doanh nghiệp quản lý quỹ dự trữ không hiệu quả.

Trong kỳ nghiên cứu, công tác quản lý dự trữ hàng tồn kho không hiệu quả. Doanh nghiệp dự trữ hàng tồn kho cụ thể là các sản phẩm dở dang, thành phẩm quá lớn do lỗi trong tính toán và đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, gây tốn kém chi phí bảo quản lưu trữ, ứ đọng vốn. Bên cạnh đó, trình độ tổ chức lưu chuyển hàng hóa không hợp lý chính là một phần khiến lượng dự trữ lớn. Qua đó cho thấy doanh nghiệp không sử dụng có hiệu quả vốn lưu động, gây ứ đọng vốn, dẫn đến vốn sản xuất tăng, do vậy ảnh hưởng làm giảm tỷ suất lợi nhuận.

Một phần của tài liệu phân tích tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất (Trang 34 - 35)