MÁNG HÀM TRÊN CHỈ ĐỊNH

Một phần của tài liệu Kỹ thuật trồng răng DLT 004 khop can hoc (NXPowerLite backup) (Trang 33 - 36)

Máng hàm trên được lựa chọn nhiều hơn máng hàm dưới:

• Dễ dàng tạo tiếp xúc lý tưởng cho toàn bộ đỉnh múi ngoài và rìa cắn răng cửa hàm dưới.

• Có thể tạo được hướng dẫn trước lý tưởng.

• Phủ mô mềm phía trong nhiều hơn nên ít gây gãy nứt hơn.

• Dễ chịu hơn.

• Không làm cho răng cửa trên loe ra. Chỉ định máng hàm dưới khi:

• Bệnh nhân không thích để lộ nhựa, đặc biệt trong trường hợp cắn hở.

• Có phản xạ nôn trầm trọng khi đeo máng hàm trên.

V. THỰC HIỆN MÁNG NHAI

1. Lên giá khớp

Mặc dù có thể thực hiện được một máng nhai chỉ với mẫu hàm trên và bằng nhựa tự cứng, nhưng chỉ làm như vậy trong trường hợp khẩn và sau đó, cần làm một máng nhai đúng quy trình.

Có ba phương pháp lên giá khớp hàm dưới và việc lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc nhiều yếu tố.

a) Lên ở tương quan trung tâm

• Cần lên giá khớp ở tương quan trung tâm khi có thể được, và cần nhớ tăng thêm kích thước dọc trên giá khớp bằng với độ dày của máng.

b) Lên ở khớp cắn trung tâm

• Sự trượt trung tâm ít (khoảng cách từ khớp cắn trung tâm đến tương quan trung tâm nhỏ)

• Không có sự lệch bên nhiều trong động tác há và ngậm

• Không có trượt ngang đáng kể ở trượt trung tâm (dưới 0,5mm)

c) Lên ở “tương quan” hở khớp, sử dụng khi:

• Có sự lệch bên nhiều của hàm dưới khi há và ngậm (trên 2mm) so với mặt phẳng đứng dọc.

2. Phác họa đường viền máng

Vẽ bằng bút chì đường viền của máng trên mẫu hàm. Ở mặt trong, bờ máng nhai chờm lên viền nướu rời, đến bờ nướu dính.

Ở mặt ngoài, giới hạn của máng ở phần ba cắn các răng trước và trên đường nối các điểm lồi múi ngoài các răng cối.

3. Phủ sáp, đắp lẹm

Đắp bằng thạch cao lỏng hoặc sáp những phần lẹm ở mặt trong, một số rãnh chính và khoang giữa các gờ bên, nếu sâu cũng cần được phủ. Những phần lẹm ở mặt ngoài cần được duy trì.

Việc đắp lẹm đảm bảo cho máng không đè ép viền nướu rời và gai nướu răng cửa, đồng thời, làm máng dễ lắm đúng lên cung răng.

4. Tạo mẫu sáp máng nhai

a. Bước đầu

Quan sát độ hở khớp vùng răng trước và răng sau. Điều chỉnh ốc giá khớp, tăng kích thước dọc đúng bằng bề dày của máng nhai (0,5 - 1mm)

Làm nóng, mềm lá sáp hồng, cắt thành hình móng ngựa, có chiều rộng khoảng 4 cm, áp lên cung răng trên.

Làm nóng sáp và ép lá sáp đặt vào mặt ngoài. Cắt gọt sáp bằng dao số 7 khi sáp còn mềm theo đường phác họa bút chì.

b. Sáp mặt nhai

c.

Đ

ường viền

Cắt phần sáp dư thừa ở trên đường viền của máng cho đến đường bút chì đã vạch.

Nhỏ sáp dán kín các khe giữa sáp và mẫu hàm để giữ được các vùng lẹm cần thiết (vùng lẹm có ích) cho việc lắp máng nhai sau này.

Hơ nóng sáp mặt nhai và đóng giá khớp lại cho đến khi ốc giá khớp chạm. Cần phải thấy được tất cả các răng, kể cả răng cửa dưới tiếp xúc với sáp.

Dùng giấy cắn để ghi dấu các tiếp xúc, cắt bớt sáp thừa, cho đến khi thấy bề mặt của mẫu sáp chỉ còn những dấu giấy cắn ghi tiếp xúc các đỉnh múi ngoài và rìa cắn. Các múi trong răng dưới không cần tiếp xúc với sáp ở trung tâm.

d. Hoàn thiện

Mẫu hàm trên sau khi làm sáp hoàn thiện sẽ được tiến hành vào múp, ép nhựa trong và luộc múp như bình thường.

Máng có thể được gỡ khỏi mẫu hàm hoặc còn trên mẫu hàm và giao cho bác sĩ thử máng.

Labo (hoặc bác sĩ) thực hiện việc đánh bóng sau cùng và điều chỉnh máng lần cuối.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật trồng răng DLT 004 khop can hoc (NXPowerLite backup) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w