- Tăng cường hợp tác, liên kết NCKH, chuyển giao công nghệ: Hợp tác, liên kết
5. Kế hoạch phát triển khảo thí và đảm bảo chất lượng
22
a) Nhiệm vụ trọng tâm
Trong các năm 2016 đến 2020, công tác kiểm định chất lượng phải đáp ứng được
yêu cầu đào tạo của trường CĐSP Đà Lạt là đào tạo chính quy và phi chính quy; chuyển đổi dần từ quản lý hành chánh sang quản lý chất lượng và xây dựng văn hóa
chất lượng trong nhà trường.
b) Giải pháp thực hiện
Thứ nhất, kiện tòan công tác tổ chức:Hiện nay, phòng KT- ĐBCL được giao 04 vị
trí việc làm. Cần tăng cường chất lượng đội ngũ theo hướng có bằng thạc sĩ trở lên, trẻ hóa, ưu tiên cho đối tượng có bằng cấp, chứng chỉ về kiểm định chất lượng. Bồi dưỡng,
nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ viên chức của phòng để đáp ứng yêu cầu đánh giá trong và đánh giá ngoài.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện việc đánh giá giảng viên: Việc đánh giá giảng viên và lấy ý kiến phản hồi của SV đối với GV đã được tiến hành trong nhiều năm qua, phòng KT-ĐBCL đã tích lũy một số kinh nghiệm. Vì vậy trong các năm sắp đến, tiếp tục thực
hiện việc lấy ý kiến của SV đối với tất cả các học phần của GV. Xây dựng phần mềm tự động lấy ý kiến, phân loại và phân tích kết quả và phản hồi kết quả đến giảng viên.
Thứ ba, thay đổi, điều chỉnh liên tục chuẩn đầu ra để việc đào tạo của nhà trường
phải gắn liền với nhu cầu của xã hội. Hàng năm, phòng KT-ĐBCL cần có kế hoạch hướng dẫn các đơn vị điều chỉnh, bổ sung chuẩn đầu ra. Trên cơ sở chuẩn đầu ra mà các khoa và tổ chuyên môn điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp.
Thứ tư, xây dựng kế hoạch kiểm định chương trình đào tạo: Việc kiểm định chương trình đào tạo được tiến hành đối với học phần của hệ thống tín chỉ. Chương
trình xây dựng theo hướng có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế
một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ cao đẳng và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, phù hợp với
chuẩn đầu ra mà nhà trường ban hành. Tổ chức lấy ý kiến, định kỳ bổ sung, điều chỉnh
dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các
nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác
nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của
ngành.
Thứ năm, chuyển đổi từ quản lý hành chánh sang quản lý chất lượng:Việc quản lý
hành chánh chủ yếu nhằm vào việc thực hiện đúng các văn bản điều hành, chỉ đạo của
các cấp. Việc quản lý chất lượng hướng đến việc quan tâm đến thực hiện các yêu cầu cụ
thể, phù hợp với thực tế để nâng cao chất lượng của đối tượng được đào tạo.
Thứ sáu, ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Cao đẳng sư
phạm Đà Lạt: Đó là công cụ để trường cao đẳng tự đánh giá nhằm không ngừng nâng
cao chất lượng đào tạo và để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng
chất lượng đào tạo; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường cao đẳng đạt
23
dụng lao động tuyển chọn nhân lực.
Thứ bảy, tham gia đánh giá trong và ngoài trường:Ngoài việc tham gia đánh giá trong, trường CĐSP Đà Lạt cần cử thành viên tham gia công tác đánh giá ngoài để học
tập kinh nghiệm và góp phần vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục của các cơ sở đào tạo khác.