2.1. Thời vụ trồng bắp cải
- Các tỉnh phía Bắc có 3 thời vụ:
+ Vụ sớm: Gieo hạt vào tháng 7, trồng tháng 8.
+ Vụ chính: Gieo hạt tháng 8, trồng tháng 9. + Vụ muộn: Gieo hạt tháng 11, trồng tháng 12 - Các tỉnh phía Nam, gieo tháng 10, trồng tháng 11.
2.2. Các giống bắp cải
- Giống bắp cải ở nước ta không phong phú. Nguồn giống chủ yếu nhập nội từ Nhật Bản, Trung Quốc và một số giống địa phương ở Miền Bắc.
- Một số giống bắp cải trồng phổ biến:
- Thời gian sinh trưởng 135 – 145 ngày sau gieo
- Bên trong có màu trắng ngà hơi vàng
- Khối lượng trung bình 1,8 - 2 kg - Năng suất trung bình 20 -27 tấn/ha
Hình 2.2.10: Giống bắp cải Sa Pa
+ Giống CB 26:
- Thời gian sinh trưởng 75 – 90 ngày - Bắp tốt, giòn, kích thước bắp vừa phải, - Khối lượng trung bình 1,2 – 1,5 kg - Năng suất trung bình 35 tấn/ha - Chịu được nhiệt độ cao lúc vào cuộn - Chống bệnh héo rũ và thối nhũn tốt.
Hình 2.2.11: Giống bắp cải CB 26
+ Giống bắp tím (C- 05) (Re d ball):
- Thời gian sinh trưởng 75 ngày
-Lá mọc thẳng, bắp có dạng tròn, chắc.
- Khối lượng trung bình 1,2 – 1,4 kg - Chống chịu tốt trong điều kiện khí hậu ẩm, chống chịu va chạm tốt.
+ Giống bắp cải F1 GM – 78
Đây là giống bắp cải chịu nhiệt, cuộn chặt, lá gốc xanh, ăn mềm và ngọt. Bắp có hình cầu dẹt, trọng lượng bắp đạt 1,5 – 2,2 kg. GM – 78 là giống có khả năng kháng bệnh thối nhũn cao.
Hình 2.2.13: Giống bắp cải F1 GM – 78
2.3. Xử lý hạt giống
2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn và phương pháp
- Hạt giống phải mang tính đặc trưng của giống
- Hạt không có màu nâu đỏ, vỏ hạt không nhẵn - Hạt không có mầm mống sâu bệnh - Tỷ lệ nẩy mầm cao > 90 % - Không lẫn tạp, cỏ dại - Lượng hạt gieo 1,5 – 2 g/ m2 Hình 2.2.14. Hạt giống bắp cải
2.3.2. Xử lý hạt giống trước khi gieo
- Có 2 lý do để xử lý hạt giống
+ Trừ bệnh hại có thể bám trên hạt hoặc bên trong hạt
+ Ngăn không cho các bệnh hại trong đất tấn công vào hạt, các rễ mới - Thời điểm xử lý
+ Trước khi gieo hạt - Cách xử lý
Bước 1: Thúc mầm hạt giống
Bước 2: Thời gian ngâm: 15 phút
Bước 3: Vớt hạt rau, đãi sạch, loại bỏ hạt lép
Bước 4: Ngâm nước lạnh từ 8-10 giờ trước khi gieo
Lưu ý: Những nơi thường xuyên bị khô hạn, không chủ động được nước tưới thì không nên xử lý
2.4. Gieo hạtBước 1: Xác định lượng hạt Bước 1: Xác định lượng hạt - Lượng hạt gieo 1,5 – 2 g/m2 Bước 2: Gieo hạt - Gieo hạt theo hàng + Hàng cách hành 3 cm + Cây cách cây 2,5 cm
- Gieo vãi: Vãi hạt giống đều trên luống, rải móng
Hình 2.2.15: Gieo hạt rau theo hàng
Bước 3: Lấp hạt
- Hạt được lấp ở độ sâu: 1,5 – 2 cm
- Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ đều trên mặt luống cho đất phủ kín hạt
Bước 4: Phủ luống
- Sau khi lấp hạt xong dùng + Trấu
+ Rơm rạ băm ngắn 3- 4 cm phủ lên luống
- Dùng vòi hoa sen tưới nước đủ ẩm
- Tưới vào buổi sáng và buổi chiều mát
Hình 2.2.16: Tưới nước cho rau Lưu ý: - Không lấp đầy dầy quá thời gian nẩy mầm kéo dài
- Lấp đất mỏng 1 cm cây mọc lên sẽ bị yếu
- Chia hạt làm 2 lượt để hạt phân bố đều trên mặt luống ( khi gieo trộn hạt với đất bột)
2.5. Chăm sóc cây giống
2.5.1. Làm giàn che:
- Chiều cao 0,5 cm làm bằng phên hoặc cót... - Chỉ che khi trời có mưa to
2.5.2. Tưới nước
- Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống - Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm - Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh + Tưới 2 lần/ngày
+ Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát - Trời rét tùy độ ẩm đất
+ Tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày
+ Tưới vào lúc 10 – 11 giờ sáng hoặc 3- 4 giờ chiều
2.5.3. Bỏ rơm rạ ra khỏi luống
- Thời điểm bỏ rơm rạ ra:
+ Thời gian mọc mầm ( 1- 2 lá mầm) + Gieo khoảng 2 – 3 ngày
Lưu ý: Bỏ rơm rạ phải nhẹ nhàng vào lúc lặng gió tránh gió to, sau khi bỏ rơm rạ cần tưới 1 lần để bộ rễ không bị ảnh hưởng
- Trong trường hợp phủ bằng trấu thì không cần giở trấu ra và có thể bổ sung thêm 1 lớp đất mịn để giữ chặt gốc, nếu gieo với mât độ vừa phải cây cứng cáp thì không cần phủ thêm đất.
- Trường hợp có làm mái che thì phải dỡ mái che cho cây đủ ánh sáng (cây khỏe, cứng cáp, mau hồi xanh bén rễ khi cấy ra ruộng). Trong thời gian cây mới mọc 2 lá thật chú ý che mưa cho cây.
2.5.4. Nhổ cỏ
- Tiến hành thường xuyên bằng tay
- Một số cỏ thường gặp: Cỏ gấu, cỏ mần trầu, ....
- Nhỏ cỏ phải lấp đất bùn vào chổ hổng tránh đọng nước
2.5.5. Bón phân thúc
- Vườn ươm không cần bón nhiều phân thúc
- Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém: + Bón thúc đậu tương ngâm trước 1 tháng pha với nước sạch
+ Bón thúc tối đa 2 lần ( lần 1 khi cây có 2 -3 lá thật, lần 2 sau lần 1 khoảng 7 – 10 ngày)
Lưu ý: Trước khi nhỏ đi trồng 10 ngày không được bón thúc
- Không nên bón thúc nhiều lần làm cây con quá tốt, non, khả năng chống chịu kém, khi trồng ra ruộng sản xuất tỷ lệ sống kém
2.5.6. Tỉa cây
- Lần 1: Khi cây có 1 lá thật
- Lần 2: Khi cây có 3 lá thật để khoảng cách cây cách cây 5- 6 cm
2.5.7. Quản lý sâu bệnh hại
* Bệnh hại:
- Ở giai đoạn vườn ươm thường xuất hiện các bệnh sau: + Bệnh lở cổ rễ
+ Bệnh sương mai - Phòng bệnh bằng cách:
+ Mật độ gieo không quá dày
+ Sử dụng phân chuồng hoai mục để bón lót + Làm giàn che để tránh mưa, gió nắng..
- Xuất hiện bệnh nên phun thuốc: Boocđo, tro bếp, vôi bột… * Sâu hại
- Giai đoạn vườn ươm thường xuất hiện các loại sâu sau: + Dế
+ Kiến + Sâu tơ + Sâu xanh - Biện pháp phòng
+ Phơi ải đất, bón vôi trước khi gieo + Luân canh cây trồng nước
- Biện pháp trừ: Thuốc Bt, dầu khoáng, thảo mộc…
3. Kỹ thuật gieo và chăm sóc cây dưa chuột
3.1. Thời vụ trồng ( dương lịch)Các tỉnh phía Bắc: Các tỉnh phía Bắc: + Vụ xuân: 20/02 – 15/03, + Vụ thu đông: 10/09 – 10/10 Các tỉnh Nam Bộ + Vụ đông: 25/10 – 25/12 + Vụ xuân: 20/01 – 25/02 Các tỉnh Tây nguyên + Vụ đông: 25/10 – 25/12 + Vụ xuân hè: 25/01 – 30/02
Chú ý: Không nên trồng dưa chuột ở những vùng có mưa kéo dài, những vùng có nhiệt độ thấp (nhiệt độ dưới 15,50C) , thay đổi thất thường, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm quá lớn, nhiệt độ thích hợp từ 15,5 0 C đến 35 0 C
3.2. Các giống dưa chuột
- Các giống dưa chuột nước ta phần lớn đều là giống địa phương. Các giống này được phân ra 3 nhóm theo quy cách sử dụng thông qua kích thước quả.
- Nhóm quả ngắn (vùng trung du): có giống phổ biến là Tam dương - Vĩnh Phú
+ Chiều dài quả 10cm, đường kính 2,5 - 3 cm, + T hời gian sinh trưởng ngắ n (65 -80 ngà y), + Năng suất thấp (12 - 15 tấn/ha), + Dạng quả ngắn này rất thích hợp cho đóng hộp, là m dấm.
Hình 2.2.17: Giống dưa qủa ngắn
- Nhóm quả trung bình (thuộc nhóm sinh trưởng vùng đồng bằng) gồm các giống Yên Mỹ, Thủy Nguyên (Hải Phòng), Yên Phong, Quế Võ (Hà Bắc):
+ Quả có kích thước dài 15 -20c m, đư ờng kính quả 3,5 - 4,5 cm,
+ T hời gian sinh trưởng 75 - 85 ngày, năng suất 22 - 25 tấn /ha
+ C ác giống này thường để ăn tươi hay chẻ nhỏ để đóng vào lọ thủy tinh
- N hóm quả dài:
+ Dạng quả dài, to: Là các giống của Nhật Bản đem sang trồng để muối mặn. Đây là các giống lai F1, kíc h thư ớc 30 - 40 x 4 - 6c m, khối lượng quả 200 - 400g (khối lượng quả chín khoảng 700g/quả).
+ Dạng quả nhẵn: Là các giống F1 của Đài Loan.
+ Kích thư ớc quả nhỏ hơn nhó m quả ngắn (25 - 30 x 4 - 5)cm, loại này dùng để ăn tư ơi, quả có màu xa nh hay màu xanh đậm, gai trắng.
+ Năng suất cao: trung bình 30 - 35 tấn/ha, thời gian sinh trưởng 90 - 110 ngày.
Hình 2.2.19: Giống dưa qủa dài
Các giống dưa chuột đã và đàng trồng phổ biến trong sản xuất: H1: Lai Sao Xanh 1; Yên Mỹ; PC1; An Hải và các giống lai F1
3.3. Tạo cây giống
3.3.1. Gieo hạt dưa chuột vào bầu (khay) Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu - Thành phần đất vô
bầu (sau khi đã sàng (rây) để loại bỏ rác, cục đất to) thường gồm: 40 % đất, 30% trấu hun (mùn mục) + 30 % phân chuồng Hình:2.2.20. Trấu hun
Khay nhựa hoặc túi bầu
Hình: 2.2.21. Khay nhựa
Bước 2: Trộn đều đất, trấu hun, phân chuồng lại với nhau
Hình 2.2.22. Đất trộn phân chuồng
Bước 3: Cho đất vào hốc ở trên khay
Hình 2.2.23. Cho đất vào khay
- Lượng hạt dưa gieo cho mỗi hecta từ 0,7-1 kg (30g/sào)
- Hạt ngâm trong nước ấm 35-40 độ C trong thời gian 3 giờ, sau đó ủ ở nhiệt độ 27-30 độ C. Khi hạt nứt nanh thì đem gieo vào các hốc, mỗi hốc 2 hạt và tưới đủ ẩm
Hình: 2.2.24. Ngâm hạt dưa chuột trong nước ấm
Bước 5: Bỏ hạt giống vào chậu ươm
Mỗi hốc 2 hạt và tưới đủ ẩm
Hình 2.2.25. Cho hạt dưa vào trong khay
3.3.2. Chăm sóc cây giống 3.3.2.1. Tưới nước
- Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống - Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm - Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh + Tưới 2 lần/ngày
+ Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát - Trời rét tùy độ ẩm đất
+ Tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày
Hình 2.2.26: Cây dưa chuột ở giai đoạn mọc 2 lá
3.3.2.2. Bón phân thúc
- Vườn ươm không cần bón nhiều phân thúc
- Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém: + Bón đậu tương đã ngâm trước 1 tháng pha với nước sạch
+ Bón thúc tối đa 2 lần ( lần 1 khi cây có 2 -3 lá thật, lần 2 sau lần 1 khoảng 7 – 10 ngày)
Lưu ý: Trước khi nhỏ đi trồng 10 ngày không được bón thúc
- Không nên bón thúc nhiều lần làm cây con quá tốt, non, khả năng chống chịu kém, khi trồng ra ruộng sản xuất tỷ lệ sống kém
4. Kỹ thuật gieo và chăm sóc cây đậu cô ve
4.1. Thời vụ trồng ( dương lịch)
Đậu cô ve trồng quanh năm nhờ có nhiều giống. - Vụ Đông Xuân gieo tháng 11 - 12
- Vụ Xuân Hè gieo tháng 2 - 3 - Vụ Hè Thu gieo tháng 5 - 6 - Vụ Thu Đông gieo tháng 8 - 9
4.2. Các dạng giống đậu cô ve
Phân biệt theo dạng hình của cây có 2 loại: 4.2.1 Đậu cô ve lùn (sinh trưởng hữu hạn):
- Nhóm này không có giống địa phương, các giống nhập nội của Nhật và Đài Loan thích hợp trồng quanh năm ở vùng cao, giống chịu nóng trồng được vụ Đông Xuân ở vùng đồng bằng. Giống đậu lùn rất thuận lợi cho việc canh tác ở vùng có gió mạnh, dễ trồng xen với hoa màu khác để tăng thu hoạch trên diện tích hoặc trồng ở những nơi khó khăn về cây làm giàn. Các giống nhập nội của Nhật tỏ ra thích hợp nên được các công ty giống chọn lọc, nhân giống và phổ biến rộng rãi. Đặc tính chung của các giống đậu cô ve lùn là thấp cây 50 - 60 cm, cho thu hoạch sớm 40 - 50 NSKG, thời gian thu hoạch 30 - 45 ngày, trái dài, thẳng, màu xanh trung bình đến xanh đậm. Các giống trồng hiện nay ở vùng cao cho năng suất và phẩm chất không thua kém đậu leo, 18 - 22 tấn/ha.
Hình: 2.2.27: Giống đậu cô ve lùn
4.2.2. Đậu cô ve leo (sinh trưởng vô hạn): thân dài 2,5 - 3 m, trong canh tác phải làm giàn. Các giống hiện đang được ưa chuộng:
- Giống đậu cô ve Đài Loan hạt đen do công ty Giống cây Trồng Miền Nam chọn lọc và sản xuất. Giống chịu nóng giỏi, kháng bệnh tốt, trồng được ở đồng bằng cũng như vùng cao, bắt đầu cho thu hoạch trái 50 - 55 ngày sau khi trồng; phát hoa dài, nhiều hoa, đậu trái tốt nên cho nhiều trái. Trái thẳng, dài 16 - 17 cm, màu xanh nhạt, phẩm chất ngon, phù hợp với thị hiếu.
- Giống cô ve Thái (Chiatai) cho trái màu xanh trung bình, dài 14 - 16 cm, chất lượng trái ngon ngọt, có thể trồng quanh năm.
- Giống cô ve Nhật (Takii): hạt nâu vàng, hoa trắng, trái dài, màu xanh nhạt, phẩm chất ngon, rất được ưa chuộng, thích hợp vụ Đông-Xuân.
Các giống kể trên đều là giống trái tròn.
Hình: 2.2.28: Giống đậu cô ve leo B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi
1.1. Thời vụ trồng bắp cải, dưa chuột, đậu cô ve, cà chua ? 1.2. Các giống bắp cải, dưa chuột, đậu cô ve, cà chua ?
1.3. Các biện pháp quản lý sâu bệnh trên cây bắp cải, dưa chuột, đậu cô ve, cà chua ?
2. Các bài thực hành
2.1. Bài thực hành số 1.1.1: Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây con
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất tạo cây con 10 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng,
- Địa điểm: Khu đất tạo cây giống ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Tạo được luống vườn ươm,
+ Bón phân lót
2.2. Bài thực hành số 1.1.2: Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt - Công việc của nhóm: mỗi nhóm xử lý 0,2 kg hạt giống đậu cô ve.
- Nguồn lực cần thiết: Nước nóng, nước lạnh, chậu đượng nước, hạt giống rau, giá, vải ủ. rơm, cuốc
- Địa điểm: Khu nhân giống cây con
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ + Bón phân lót trên luống vườn ươm + Gieo hạt đảm bảo đúng mật độ 2.3. Bài thực hành số 1.1.3: Làm cỏ
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm làm cỏ cho diện tích 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: vườn ươm rau
- Địa điểm: Vườn ươm rau
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ