Đvt: tỷ đồng
2.3.5.1. Theo ngành nghề kinh tế:
Bảng 11: Nợ quá hạn ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh theo ngành kinh tế qua hai năm 2019-2020.
Đvt : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL(%)
1.Công Nghiệp 0,026 9,06 0,030 8,79 0,004 14,417
2.Nông Nghiệp 0,090 30,94 0,099 28,84 0,009 9,927 3.Thương Mại
Dịch Vụ
4.Thủy hải Sản 0,055 18,9 0,070 20,48 0,015 27,790
5. Khác 0,007 2,34 0,010 2,97 0,003 49,682
Tổng cộng 029 100 0,342 100 0,052 17,931
(Nguồn :báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh của BIDV_ĐN năm 2019-2020)
Chỉ tiêu nợ quá hạn của các ngành nghề khác nhau năm 2020 có giảm so với năm 2019 nhưng không đáng kể, trong đó ngành Công Nghiệp thì nợ quá hạn thay đổi với tỷ trọng rất thấp. Năm 2020 nợ quá hạn cho vay ngắn hạn chung giảm so với năm 2019 là 7,135 tỷ đồng. Như vậy công tác thu nợ của ngân hàng chưa đạt. Trong đó ngành Thương Mại Dịch Vụ nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nợ quá hạn chung của cho vay ngắn hạn nhưng tỷ lệ tăng nợ quá hạn của ngành này vẫn thấp hơn ngành Công Nghiệp và ngành Thủy Hải Sản so với năm 2019.
Ngành Công Nghiệp mặc dù nợ quá hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất nhưng tỷ lệ tăng trong năm 2020 nợ quá hạn lại cao rất cao (35,85%), cho thấy ngành Công Nghiệp việc thu nợ ít đạt hiệu quả so với các ngành khác.
Ngành Nông Nghiệp nợ quá hạn chiếm tỷ trọng cao sau ngành Thương Mại Dịch Vụ và tốc độ tăng nợ quá hạn đang có xu hướng giảm nhanh nhất điều này cho thấy ngành này công tác thu nợ đang rất khả quan hơn so với các ngành khác.
Nhìn chung nợ quá hạn cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh của ngân hàng đang có xu hướng giảm theo hướng tích cực, điều đó chứng tỏ công tác thẩm định chất lượng tín dung của Chi nhánh đang ngày càng được nâng cao nhưng cán bộ tín dụng vẫn phải tích cực chủ động trong công tác thu nợ, đặc biệt là ngành Công Nghiệp để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
2.3.4.2. Theo hình thức đảm bảo tiền vay :
Bảng 12: Nợ quá hạn ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh danh theo hình thức đảm bảo tiền vay năm 2019-2020.
Đvt: Tỷ Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL(%)
-Bất động sản 0,140 48,2 0,167 48,7 0,027 19,154
-Động sản 0,064 22,06 0,067 19,6 0,003 4,780
-Giấy tờ có giá 0,055 18,89 0,070 20,45 0,015 27,670
Tổng cộng 0,29 100 0,342 100 0,052 17,931
(Nguồn :báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh của BIDV_ĐN năm 2019-2020)
Chỉ tiêu nợ quá hạn đối với các đối tượng đều tăng hơn so với năm 2019 nhưng không đáng kể. Nhưng xét về chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay thì tốc độ này có thể chấp nhận được. Qua đây ta thấy công tác thu nợ của ngân hàng đối với đối tượng này cũng khả quan. Còn đối với hình thức đảm bảo bằng tín chấp thì lại tăng khá cao so với các hình thức đảm bảo khác ( 22,279%) do đó ngân hàng cần chú trọng đến công tác thu nợ đối với đối tượng này.
Như chúng ta đã biết, do đặc thù tín dụng đối với HSX là nhóm vay nhiều, nhỏ lẻ và phân tán trên địa bàn rộng, xa với điểm giao dịch của Chi nhánh trong khi đó Chi nhánh lại không đủ cán bộ tín dụng dẫn đến tình trạng quá tải khách hàng đối với từng cán bộ tín dụng nên công tác theo dõi kiểm tra gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn của các đối tượng năm 2020 đều có giảm so với năm 2019, đây cũng là điều đáng mừng trong công tác cho vay, giảm thiểu rủi ro đối với ngân hàng. Đó là do sự nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng trong việc nhắc nhở và có những chính sách khách hàng giúp công tác thu hồi nợ đạt được những thành công