Gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp.

Một phần của tài liệu tiểu luận lý thuyết tài chính hệ thống trung gian tài chính việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 we fight 4012 (Trang 32 - 35)

Thứ nhất, nhóm giải pháp về thể chế, chính sách. Thể chế, chính sách đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập khuôn khổ nền tảng cho sự phát triển của khu vực Tài chính ngân hàng. Việc hoàn thiện thể chế, chính sách cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Thống nhất khái niệm, cách hiểu về các sản phẩm của Tài chính ngân hàng 4.0 dựa trên thông lệ quốc tế và hệ thống pháp lý hiện hành. Việc thống nhất cách hiểu là rất quan trọng cho việc rà soát các văn bản pháp lý liên quan, cũng như phân công trách nhiệm quản lý cho các bộ, ngành liên quan.

- Rà soát, sửa đổi các văn bản pháp lý hiện hành theo hướng tạo điều kiện cho ứng dụng, giao dịch, phát triển các sản phẩm của Tài chính ngân hàng 4.0. Hiện nay ở Việt Nam còn nhiều văn bản pháp lý khi được ban hành thì các sản phẩm, hoạt động của Tài chính ngân hàng 4.0 chưa ra đời và do đó có những điểm chưa phù hợp với xu hướng phát triển.

Ngoài các giải pháp trên, trong nhóm giải pháp về thể chế cũng cần hoàn thiện theo hướng giống hoặc tiệm cận các chuẩn mực về công nghệ, về thể chế, về luật pháp quốc tế; sớm ban hành các quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà

biệt là bộ phận thanh tra, giám sát phù hợp với bối cảnh khu vực Tài chính ngân hàng 4.0, đồng thời xây dựng các giải pháp, chính sách để khuyến khích các công ty công nghệ tài chính mở rộng quy mô ở cả thị trường Việt Nam lẫn thị trường quốc tế.

Thứ hai, nhóm giải pháp về vai trò cung cấp các dịch vụ công nhằm thể hiện tính chất định hướng của Nhà nước đối với việc thúc đẩy Tài chính ngân hàng 4.0 ở Việt Nam. Nhà nước cần tích cực áp dụng Tài chính ngân hàng 4.0 trong cung cấp và thanh toán cho các dịch vụ công. Hiện tại, tỷ lệ thanh toán các dịch vụ công sử dụng tiền mặt của Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực và các quốc gia có trình độ phát triển tương đương hoặc kém hơn trên thế giới. Điều này có thể nhanh chóng được thay đổi nếu Nhà nước áp dụng các công nghệ thanh toán mới trong thanh toán các dịch vụ công. Trong dài hạn, điều này còn có thể giúp giảm biên chế và tiết kiệm ngân sách. Ngoài ra, Nhà nước cần chỉ đạo các doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp, tập đoàn đang cung cấp các dịch vụ công tạo điều kiện và có cơ chế khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện thanh toán mới. Nhà nước cần tích cực áp dụng Tài chính ngân hàng 4.0 trong thanh tra, giám sát hệ thống Tài chính ngân hàng (reg-tech) theo hướng tự động hóa và/hoặc sử dụng trí tuệ nhân tạo. Điều này giúp tăng tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động của khu vực Tài chính ngân hàng. Hiện nay, việc phát hiện các hoạt động làm giá cổ phiếu bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo đã được áp dụng ở một số quốc gia tiên tiến.

Thứ ba, nhóm giải pháp về nguồn nhân lực không chỉ có khả năng ứng dụng thành tựu của thế giới mà còn có đủ năng lực sáng tạo, ứng dụng mới dựa trên nền tảng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0.

- Phổ cập giảng dạy về lập trình và cơ sở dữ liệu ở bậc đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng được năng lực ứng dụng, sáng tạo trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 nói chung và trong ngành Tài chính ngân hàng 4.0 nói riêng. Phát triển các đại học vùng đa ngành, nghề/lĩnh vực thay vì đào tạo quá chuyên sâu như hiện nay do nguồn nhân lực trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 nói chung và trong

ngành Tài chính ngân hàng 4.0 nói riêng đòi hỏi tư duy tổng hợp, đặc biệt là khối kiến thức về công nghệ thông tin và Tài chính ngân hàng. Trước mắt, Chính phủ cần cân nhắc đầu tư có trọng điểm vào các khoa công nghệ thông tin tại các trường đại học kinh tế, Tài chính ngân hàng.

- Có chiến lược đào tạo các cán bộ quản lý nhà nước liên quan để đáp ứng các công tác quản lý nhà nước cho Tài chính ngân hàng 4.0. Bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 đặt ra nhiều vấn đề cho công tác quản lý, như các luật và chính sách mới ban hành, sự đa dạng các hình thức mới trong hoạt động Tài chính ngân hàng... đòi hỏi cán bộ quản lý nhà nước không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Cần có chiến lược đào tạo các cán bộ quản lý trong ngành Tài chính ngân hàng, đặc biệt là cán bộ quản lý cấp cao theo hướng vững vàng về chuyên môn và thường xuyên cập nhật các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu tiểu luận lý thuyết tài chính hệ thống trung gian tài chính việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 we fight 4012 (Trang 32 - 35)