CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu tiểu luận lý thuyết tài chính hệ thống trung gian tài chính việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 we fight 4012 (Trang 29 - 32)

4.1. Kết luận

Hiện nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao, thương mại với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tham gia vào phần lớn các Hiệp định thương mại tự do (FTA) có quy mô lớn trên thế giới, sự hiện diện của Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là cơ hội cho không chỉ các tổ chức tài chính – ngân hàng lớn mà toàn hệ thống có thể vươn ra khỏi lãnh thổ, mở rộng phạm vi hoạt động và tạo dựng thương hiệu quốc tế trong điều kiện sân chơi kinh doanh bình đẳng mang tính toàn cầu, có tính chuyên nghiệp cao. Điều này sẽ mở ra cơ hội lớn cho khu vực tài chính – ngân hàng bắt kịp trình độ thế giới, mở rộng thị trường, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Với công nghệ di động phát triển, các ngân hàng có thể khai thác tệp khách hàng mới, vốn là những người trước đây chưa sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thông qua các ứng dụng ngân hàng trên di động mà không cần tới chi nhánh vật lý. Những tiến bộ từ cuộc cách mạng công nghệ số và tiếp theo là cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng Việt Nam có cơ hội thu hút vốn đầu tư, tiếp cận thị trường quốc tế; cập nhật được trình độ quản trị điều hành và

kinh doanh hiện đại; tiếp thu những mô hình ngân hàng số thông minh; đổi mới công nghệ nhờ việc ứng dụng hay chuyển giao công nghệ cao, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, phát huy tiềm năng to lớn về lĩnh vực tài chính – ngân hàng và có những thay đổi kịp thời với xu thế công nghệ mới. Sự phát triển của công nghệ trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ cho ra đời các công nghệ mới, giúp cho các ngân hàng tăng hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí giao dịch. Công nghệ hiện đại giúp các ngân hàng không chỉ đẩy mạnh được hoạt động kinh doanh, giảm chi phí giao dịch mà còn tăng tính bảo mật, giao dịch minh bạch và an toàn hơn với những công nghệ mới như blockchain, sinh trắc học trong thanh toán như sử dụng dấu vân tay thay thế cho thẻ thanh toán…Việc xây dựng một xã hội không tiền mặt đang là cơ hội lớn để các ngân hàng đẩy mạnh việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình.

Tuy nhiên, so với quy mô tổng thể của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam, có thể thấy việc nghiên cứu, chủ động ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 còn rời rạc và chỉ diễn ra chủ yếu ở các tổ chức ngân hàng lớn - là nhóm có thế mạnh sẵn có về khoa học - công nghệ trước đó nhận thức được tầm quan trọng của Cách mạng Công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, vẫn còn không ít tổ chức ngân hàng đang trong giai đoạn nghiên cứu hoặc chưa có động thái gì. Nhóm này chủ yếu là các ngân hàng có quy mô nhỏ, nền tảng khoa học - công nghệ còn hạn chế, chưa bắt kịp được xu thế thay đổi của Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong nước và trên thế giới. Bối cảnh này sẽ tạo áp lực lớn cho nhóm còn lại trước việc phải cấu trúc lại hoạt động trên nền tảng ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 để tồn tại. Hệ thống ngân hàng lõi truyền thống phức tạp đang là rào cản lớn nhất đối với sự thành công của ngân hàng số. Nếu không có những sự thay đổi về chiều sâu, các ngân hàng các thể bị tụt lại trong cuộc đua cung cấp các trải nghiệm số cho khách hàng. Hệ thống công nghệ thông tin lỗi thời với cấu trúc không linh hoạt và hoạt động nguyên khối cũng đang cản trở các ngân hàng phát triển lên ngân hàng số trong khi đó việc thay đổi hệ thống rất phức tạp, tốn kém cả về thời gian lẫn tiền bạc. Ngân sách đầu tư chiến lược cho các công nghệ mới bị hạn chế khi mà các ngân hàng Việt Nam hiện nay kinh doanh mới chủ yếu tập trung vào ngắn hạn. Đồng thời, do thiếu chiến lược và tầm nhìn về công nghệ số, hiểu biết

hạn chế về số hóa và các tiềm năng của số hóa cũng đang hạn chế các ngân hàng đầu tư đúng mực vào việc hiện đại hóa hệ thống. Không chỉ gặp hạn chế ở hệ thống máy móc cũ, nhân sự có năng lực về công nghệ số hiện đại trong các ngân hàng Việt Nam còn yếu và mỏng, còn thiếu các nhân sự có khả năng nắm bắt và triển khai các công nghệ số hiện đại trên thế giới. Với tốc độ phát triển của công nghệ số như hiện nay thì bảo mật cũng đang là vấn đề khiến các ngân hàng toàn cầu, trong đó có Việt Nam phải quan tâm rất nhiều khi trình độ của các tổ chức tấn công mạng, trình độ của tội phạm cũng cao hơn rất nhiều, cùng với đó là mức độ toàn cầu hóa cao mà cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đem lại thì việc tấn công các ngân hàng Việt Nam không còn chỉ gói gọn trong phạm vi trong nước mà tại bất kỳ một quốc gia nào, tội phạm cũng có thể tấn công được các ngân hàng Việt Nam. Sự cạnh tranh đến từ các công ty tài chính công nghệ, khi mà những Apple Pay hay Samsung Pay đang lần lượt ra đời và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp đối với các sản phẩm thanh toán của các ngân hàng truyền thống.

Nhu cầu thanh toán trực tuyến cũng tăng lên khi hoạt động thương mại điện tử phát triển, công nghệ vạn vật kết nối internet trở nên thông dụng hơn, và đây cũng là một cơ hội lớn để các cuộc cách mạng này sẽ làm thay đổi thị trường lao động và dịch vụ ngành bảo hiểm, bởi khi mọi việc được “công nghệ hóa”, thì số lượng nhân viên, cũng như đại lý bảo hiểm ắt sẽ giảm đi. Trong tương lai không xa, nhiều khả năng, mọi sản phẩm bảo hiểm sẽ được công khai trên cổng thông tin điện tử của các cơ quan quản lý, cũng như tại từng doanh nghiệp. Thách thức một khi dữ liệu được công khai, để đồng bộ hóa, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm cần phải sở hữu hệ một thống công nghệ hiện đại, một cơ sở dữ liệu đầy đủ và quan trọng hơn cả là không thể thiếu sự kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các doanh nghiệp với nhau, cũng như với các cơ quan liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Công thương, cảnh sát giao thông, cả các công ty quản lý quỹ kết hợp với các ngân hàng thương mại thiết kế ra các sản phẩm tài chính mới giúp nhà đầu tư vay nợ thông qua thế chấp các chứng chỉ quỹ, phát triển các hình thức tiết kiệm liên kết đầu tư.

Nền hành chính điện tử sẽ đơn giản hóa thủ tục đầu tư, minh bạch thông tin giúp các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tiếp cận Thị trường chứng khoán. Đến tháng 3/2019, số lượng tài khoản giao dịch trong nước đạt 2.204.866 tài khoản, trong đó, số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư cá nhân 2.195.374 tài khoản và số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư tổ chức là 9.492 tài khoản. Như vậy, chỉ có 2.2% dân số Việt Nam (96 triệu người) tham gia đầu tư trên sàn chứng khoán. Vì thế, nhu cầu tìm hiểu thông tin, phổ cập kiến thức về chứng khoán và Thị trường chứng khoán vẫn là rất lớn. Công nghệ số với Internet di động, mô hình social invest và robo advising chắc chắn sẽ giúp các nhà đầu tư cá nhân, nhất là nhà đầu tư ở vùng nông thôn tiếp cận thông tin về Thị trường chứng khoán nhanh hơn, với chi phí rẻ hơn. Việc truyền tải dữ liệu và giao tiếp qua Internet cũng sẽ làm thay đổi cách thức đào tạo về chứng khoán và Thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu tiểu luận lý thuyết tài chính hệ thống trung gian tài chính việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 we fight 4012 (Trang 29 - 32)