Tính toán hệ thống rót dựa vào bảng tra:

Một phần của tài liệu Huong dan thiet ke cong nghe ducp1 (Trang 26)

Đối với các vật đúc bằng gang không phức tạp lắm, có khối lợng 200kg trở xuống có thể xác định tiết diện rãnh dẫn bé nhất cho phép và số rãnh dẫn phụ thuộc vào chiều dày thành vật đúc theo bảng B19 (khi đúc trong khuôn tơi).

Sau khi đã xác định đợc tổng diện tích tiết diện rãnh dẫn của hệ thống rót theo các phơng pháp trình bày trên đây ( Fd ) có thể tính diện trtích tiết diện rãnh lọc xỉ Fx và ống rót ( Fr ) nh sau:

- Đối với vật đúc bằng gang: Fd : Fx : Fr = 1: 1,2 : 1,4

Nếu hệ thống có mạng lọc thì: Fd : Fx : Fm : Fr = 1: 1,2 : 1 : 1,2 ( Fm – tổng diện tích các lỗ trên mạng lọc )

- Đối với vật đúc bằng thép:

Vật đúc đơn giản, thành dày : Fd : Fx : Fr = 1: 1,05 : 1 Vật đúc phức tạp, thành mỏng: Fd : Fx : Fr = 1: 1,1 : 1,2

Các thành phần của hệ thống rót đợc giới thiệu trên hình vẽ H.28. Dung tích cốc rót đối với vật đúc bằng gang xác định theo bảng B21. Cốc rót có dạng hình nón cụt với độ côn 3  50 . Kích thớc các thành phần của hệ thống rót xác định theo bảng B21và H.28.

7. Đậu ngót:

Tại những nơi tập trung kim loại trên vật đúc dễ xảy ra hiện tợng thiếu hụt do co ngót, để lại trong vật đúc những lỗ rỗng, giảm độ xít chặt của kim loại vật đúc. Điều này càng thấy rõ khi đúc các hợp kim có độ co ngót lớn nh thép, gang graphit cầu, gang hợp kim thấp, gang dẻo cũng nh một số hợp kim màu. Để khắc phục hiện tợng này cần phải dùng đậu ngót để bổ sung kim loại.

Một phần của tài liệu Huong dan thiet ke cong nghe ducp1 (Trang 26)

w