Giải pháp xúc tiến quảng bá thương hiệu ( Promotion)

Một phần của tài liệu Bán phá giá và giải pháp đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá basa Việt Nam (Trang 33 - 36)

Việc quảng bá thương hiệu trên thị trường qua các phương tiện phát thanh, truyền hình, báo chí là công cụ rất có ý nghĩa nó giúp truyền đạt nhanh thông tin tới người tiêu dùng, vì người Mỹ thường dành nhiều thời gian cho giải trí thông qua các loại hình này. Do nguyên tắc của thị trường thực phẩm tiêu dùng tại Mỹ là người tiêu dùng mua những món họ thích chứ không phải mua thứ họ cần, và với một xã hội dư thừa về thực phẩm, bao bì bắt mắt, nhãn hiệu sản phẩm như vậy, tên gọi sản phẩm trở nên vô cùng quan trọng. Trong khi đó, việc xây dựng, xúc tiến thương hiệu cho sản phẩm cá basa Việt Nam xuất khẩu thường bị các doanh nghiệp bỏ qua, không ít trong số họ dùng giải pháp thay đổi tên nhãn mác, tên sản phẩm hay tên công ty mỗi khi họ bị phát hiện những hành vi phạm lỗi. Bởi vậy, các doanh nghiệp nên cùng hợp tác để nghiên cứu, đưa ra tên gọi chung mà thị trường Mỹ ưa thích nhất để áp dụng chung cho các sản phẩm cá tra, cá basa xuất khẩu vào Mỹ. Trên thực tế, hiện nay các nhà nhập khẩu ở bờ Tây nước Mỹ thích sử dùng chữ Swai, trong khi các nhà ở bờ Đông lại thích dùng tên Pangasius đối với cá tra. Bởi vậy, cá tra Việt Nam thường được doanh nghiệp ở phía Tây nước Mỹ đóng nhãn mác với tên sản phẩm Swai. Còn phía Đông lại dán nhãn cá tra Pangasius. Điều này gây ra không ít khó khăn trong nỗ lực quảng bá sản phẩm của

nghiệp cũng có thể phát triển trang web của mình có đầy đủ thông tin về các loại thủy sản theo tập quán tiêu dùng của các nước nhập khẩu.

Một cách khác cũng rất hiệu quả và thường được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam áp dụng trong những năm gần đây là quảng bá sản phẩm thông qua những hội chợ tổ chức ở nước ngoài.

Hội chợ thương mại là hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm, gắn liền với hoạt động xuất khẩu, gắn liền với tiêu thụ sản phẩm.Hội chợ còn tôn tạo hình ảnh, nhằm tuyên truyền, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Một số hội chợ sau đây có thể giúp doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vươn ra thị trường thế giới.

1.Hội chợ Thủy sản quốc tế (IBSS)

2.Hội chợ Triển lãm Quốc tế Thủy sản Việt Nam (VIETFISH )

3. THAIFEX – World of food Asia 2017 (WOFA) – Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm và Đồ uống hàng đầu Châu Á

4. Hội chợ thực phẩm quốc tế Paris

KẾT LUẬN

Với xu thế hội nhập sâu, rộng thông qua các hiệp định thương mại liên tiếp được kí kết giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới gần đây, kéo theo đó là sự phát triển không ngừng của hoạt động xuất nhập khẩu trong và ngoải nước, một lần nữa đã khẳng định tầm quan trọng trong việc hiểu và nắm vững những kiến thức, quy định, quy trình cơ bản liên quan đến lĩnh vực này của các doanh nghiệp.

Bằng cách đi từ những lý thuyết, khái niệm cơ bản về vấn đề “bán phá giá” cho đến những kiến thức đi sâu hơn vào một minh chứng thực tế về một vụ kiện bán phá giá cá Tra cá Basa xuất xứ từ Việt Nam sang Mĩ,cuối cùng là việc đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam thông qua mô hình 4P, nhóm chúng tôi hi vọng đã cung cấp phần nào cho độc giả cái nhìn khoa học và thực tiễn hơn về vần đề bán phá giá hàng hóa đối với hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, vấn đề thực hiện chiến lược về giá trong Marketing của từng doanh nghiệp rất nên và cần thận trọng chú ý trong quá trình

thực hiện giao dịch hàng hóa giữa các nước, và đặc biệt trong bối cảnh các nền kinh tế đang ra sức giao thoa hiện nay.

Do khuôn khổ bài tiểu luận, chúng tôi không thể đi sâu về từng trường hợp và giải quyết mọi ngóc ngách của vấn đề này. Tuy nhiên, với những kiến thức chúng tôi đã đề cập ở trên, chúng tôi mong rằng mình đã đóng góp một chút tri thức nào đó cho nền kinh tế nước nhà nói chung, và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường ĐH Ngoại Thương, 2008, Giáo trinh Marketing Quốc tế, NXB Lao Động và Xã Hội, Hà Nội.

2. Nguyễn Phú Sơn, 2007, “Nghiên cứu thị trường cá tra và basa ở Đồng bằng song Cửu Long, Việt Nam”, Tạp chí Khoa học, số 8 trang 28 – 37, trường Đại học Cần Thơ. 3. “ Tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO”, Phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam.

4. Ths. Nguyễn Tiến Hùng, Viện Đại học Mở Hà Nội, 2009, “ Bán phá giá và chống bán phá giá ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí “ Châu Mỹ ngày nay”, số 4.

5.Đoàn Tất Thắng, 2007, “ Những vấn đề doanh nghiệp Việt Nam cần luuw ý khi bị Mỹ kiện bán phá giá”, Tạp chí “ Châu Mỹ ngày nay”, số 6.

http://vnexpress.net/vu-kien-ca-tra-basa/topic-15711-5.html

http://thuysanvietnam.com.vn/duong-dau-voi-kien-chong-ban-pha-gia-article- 4766.tsvn

Một phần của tài liệu Bán phá giá và giải pháp đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá basa Việt Nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w