Giải pháp trong khâu phân phối ( Place)

Một phần của tài liệu Bán phá giá và giải pháp đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá basa Việt Nam (Trang 31 - 33)

Phân phối được hiểu là những quyết định đưa hàng hóa vào các kênh phân phối để tiếp cận và khai thác hợp lý nhất nhu cầu của thị trường. Từ đó, thực hiện việc đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đạt được lợi ích lợi nhuận tối đa.

Về phía các nhà xuất khẩu cá basa của Việt Nam, việc có kênh phân phối lớn không chỉ đảm bảo về mặt tiêu thụ đầu ra, mà còn giúp tránh được các tranh chấp về bán phá giá. Các doanh nghiệp Việt Nam phải tạo mối quan hệ với các nhà phân phối và bán lẻ trên toàn nước Mỹ để có thể kiểm soát mức giá chung và tránh được việc các doanh nghiệp tự phá giá để cạnh tranh với nhau, hơn nữa là liên kết với các nhà nhập khẩu Mỹ để có thể sản xuất ra cá tra và cá basa ngay trên đất Mỹ. Nhà xuất khẩu Việt Nam có thể xác định một số khách hàng nhập khẩu để tiến hành đàm phán, ký kết các chiến lược để dành cho nhau những ưu đãi về chất lượng, giá cả sản phẩm, thời gian giao hàng… nhằm từng bước thâm nhập sâu hơn vào mạng lưới phân phối sản phẩ thủy sản tại thị trường nước ngoài và xây dựng thương hiệu sản phẩm cho doanh nghiệp. Hơn nữa, các

doanh nghiệp xuất khẩu Việt có thể tạo điều kiện thuận lợi cho đối tác trong việc phân phối hàng hóa bằng cách vận dụng tốt các điều khoản giao dịch thương mại quốc tế Incoterms. Các doanh nghiệp nên chủ động giao hàng theo tập quán “bán FOB” (hoặc FCA đối với phương thức vận tải không phải đường biển) xưa nay, theo đó người xuất khẩu chỉ chịu trách nhiệm và chi phí cho đến khi hàng được giao đến cảng quy định, thay vào đó là giao hàng theo điều kiện CIF (hoặc CIP đối với phương thức vận tải không phải đường biển), theo đó doanh nghiệp chịu trách nhiệm và mọi chi phí giao hàng, thuê tàu, chịu phí bảo hiểm, chịu trách nhiệm về mọi rủi ro, tổn thất, hư hỏng của hàng hóa đến cảng đến ở nước nhập khẩu. Mới thoạt nhìn tuy có vẻ bên ta sẽ phải chịu nhiều trách nhiệm, rủi ro hơn, tuy nhiên điều này có thể giúp doanh nghiệp tăng giá sản phẩm, tránh trường hợp bị cho là bán phá giá, tăng lợi nhuận, kích thích sự phát triển cho các lĩnh vực liên quan trong nước như bảo hiểm, cho thuê tàu,.. đồng thời cung cấp dịch vụ có lợi, tránh rủi ro cho bên nhập khẩu khi nhận hàng. Như vậy, doanh nghiệp xuất khẩu vừa có thể làm cho giá thành hợp lý hơn, tăng lợi nhuận từ tiền hoa hồng khi cung cấp thêm các dịch vụ, vừa có thể thu hút thêm nhiều nhà nhập khẩu nhờ các điều kiện giao hàng thuận lợi.

Thêm vào đó, doanh nghiệp cần phải tích cực đầu tư nghiên cứu thị trường và tiến hành thăm dò thâm nhập các kênh bán lẻ tại thị trường nước ngoài thông qua các nhà hàng, cửa hàng thực phẩm chấp nhận lợi nhuận thấp đối với các khách hàng này để xây dựng thương hiệu tại nước nhập khẩu.

Bên cạnh đó, các công ty cũng có thể mở kênh phân phối riêng để trực tiếp đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng, cũng như chủ động thu được các ý kiến phản hồi từ phía khách hàng. Một ví dụ là Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agifish), vào năm 2004, là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên mở kênh phân phối trực tiếp các sản phẩm cá basa vào thị trường Mỹ.

Ngoài ra, với tình hình tranh chấp, kiện tụng xảy ra đối với mặt hàng cá tra cá basa ở thị trường Mỹ liên miên, kéo dài, gây thiệt hại không nhỏ đối với ngành hàng, đặt ra trước mắt một vấn đề “liệu rằng các doanh nghiệp xuất khẩu có nên tiếp tục bỏ trứng

vào một giỏ như vậy nữa hay không?”. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu, rộng, không ít những hiệp định thương mại, giao kết song phương, đa phương được ký kết giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước trao đổi, mua bán với nhiều bạn hàng nước ngoài. Các doanh nghiệp chúng ta cần biết nắm bắt cơ hội do chính phủ tạo ra, để thực hiện “đa dạng hóa thị trường”, phân tán rủi ro. Xét như trường hợp với mặt hàng cá basa trên thị trường Mỹ nói trên, Mỹ được coi là thị trường tiêu thụ chính của ngành hàng xuất khẩu này, khi xảy ra tranh chấp, kiện tụng, ta thấy những thiệt hại, rủi ro gây ra là rất lớn. Chính vì thế, để hạn chế những trường hợp như vậy, vấn đề đa dạng hóa thị trường, tìm kiếm thêm cho mình những thị trường tiềm năng để xuất khẩu là vô cùng cấp thiết. Một số thị trường tiêu thị mặt hàng cá basa tiềm năng: Australia, Nga, Cadacstan, Nigeria…

Một phần của tài liệu Bán phá giá và giải pháp đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá basa Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w