Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Chuyên đề: HƯỚNG DẤN HỌC SINH TÌM HIỂU MỘT SỐ KHU VỰC CHÂU Á TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8 (Trang 27 - 30)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

2. Đặc điểm tự nhiên

a) Địa hình, sông ngòi.

* Phần đất liền: chiếm tới 83,7% diện tích lãnh thổ

- Địa hình:

+ Nửa phía Tây Trung Quốc: có các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng.

+ Nửa phía Đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên: các vùng đồi núi thấp và các đồng bằng rộng, bằng phẳng.

- Sông ngòi: có 3 sông lớn là A mua, Hoàng Hà, Trường Giang * Phần hải đảo: Là miền núi trẻ thường xuyên có động đất, núi lửa hoạt động mạnh gây tai hoạ lớn cho người dân.

thực hiện của HS.

- Dựa vào hình 4.1, 4.2, hãy nhắc lại các hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ của khu vực Đông Á? Gió mùa đã chi phối khí hậu ở đây như thế nào?

- Địa hình, khí hậu ảnh hưởng đến cảnh quan của khu vực Đông Á như thế nào?

b. Khí hậu, cảnh quan.

- Nửa phía Đông phần đất liền và hải đảo:

+ Khí hậu: một năm có hai mùa gió khác nhau:

Mùa đông: gió mùa Tây Bắc, thời tiết khô lạnh riêng Nhật Bản vẫn có mưa.

Mùa hạ: gió Đông Nam từ biển vào, thời tiết mát, ẩm, mưa nhiều

+ Cảnh quan: có rừng bao phủ.

- Nửa phía Tây phần đất liền(Tây Trung Quốc)

+ Khí hậu: Quanh năm khô hạn

+ Cảnh quan: chủ yếu thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.

* Hoạt động 4: Luyện tập 1. Mục tiêu

Nhằm củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội 2. Phương thức hoạt động: cá nhân

3. Tổ chức hoạt động:

a) GV giao nhiệm vụ cho HS

? Vẽ sơ đồ về vị trí, phạm vi khu vực Đông Á ? Vẽ sơ đồ về đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á

- Làm bài tập sau bài học trong SGK, bài tập trắc nghiệm 1. Khu vực Đông Á gồm mấy nước?

A. 3 nước B. 4 nước

C. 5 nước D. 6 nước

2. Các biển nào sau đây thuộc khu vực Đông Á?

A. Biển Nhật Bản B. Biển Hoàng Hải C .Biển Hoa Đông D. Cả A, B, C đều đúng

3. Sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng.

Khu vực Đông Á (Cột A)

Đặc điểm địa hình khí hậu, cảnh quan (Cột B)

1. Phía Đông phần đất liền

2. Phía Tây phần đất liền 3. Phần hải đảo

1- 2- 3-

a. Núi trẻ, thường xuyên có động đất và núi lửa

b. Đồi núi thấp, xen các đồng bằng rộng ở hạ lưu các sông lớn

c. Nhiều núi, sơn nguyên cao, hiểm trở

d. Khí hậu gió mùa ẩm với các loại rừng

e. Khí hậu khô hạn, cảnh quan thảo nguyên hoang mạc và bán hoang mạc b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp

c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS, điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện

* Hoạt động 5: Vận dụng, mở rộng 1. Mục tiêu:

Giúp HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống, vấn đề trong cuộc sống

2. Nội dung:

GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể hướng dẫn HS chọn vấn đề:

- Địa phương em có những dạng địa hình nào? Trong cuộc sống có chịu ảnh hưởng của thiên tai nào không? Hậu quả? Theo em có những giải pháp nào để khắc phục?

- Cách ứng phó với những thiên tai như: Động đất, bão, mưa đá - GV hướng dẫn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

Một phần của tài liệu Chuyên đề: HƯỚNG DẤN HỌC SINH TÌM HIỂU MỘT SỐ KHU VỰC CHÂU Á TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w