Vị trí địa lý và pham vi khu vực Đông Á

Một phần của tài liệu Chuyên đề: HƯỚNG DẤN HỌC SINH TÌM HIỂU MỘT SỐ KHU VỰC CHÂU Á TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8 (Trang 26 - 27)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Vị trí địa lý và pham vi khu vực Đông Á

1. Mục tiêu:

- HS biết vị trí địa lý và pham vi khu vực Đông Á

- HS có kĩ năng đọc lược đồ, xác định các quốc gia và vùng lãnh thổ của khu vực Đông Á, xác định vị trí tiếp giáp của khu vực Đông Á với các khu vực khác và giáp với biển, đại dương nào?

2. Phương thức:

- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng lược đồ. - Hình thức HS làm việc cá nhân.

3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

a) GV giao nhiệm vụ cho HS

- Đọc nội dung kênh chữ SGK mục 1 - Quan sát hình 12.1, trả lời câu hỏi:

1. Khu vực Đông Á gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào?

2. Các quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Đông Á tiếp giáp với các khu vực, biển, đại dương nào? - HS thực hiện cá nhân

b) HS thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện cá nhân, có thể trao đổi với bạn - Chuẩn bị báo cáo

c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả.

- GV gọi HS phát biểu ý kiến, bổ sung nếu có

d) GV chốt kiến thức, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS.

- GV phát vấn gợi mở cho HS: Với vị trí địa lý và pham vi lãnh thổ như vậy thì đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á như thế nào?

1. Vị trí địa lý và pham vikhu vực Đông Á khu vực Đông Á

- Khu vực Đông Á gồm 2 bộ phận khác nhau:

+ Phần đất liền bao gồm Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên

+ Phần hải đảo: Quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan, đảo Hải Nam

Hoạt động 3: Tìm hiểu về Đặc điểm tự nhiên 1. Mục tiêu:

- HS biết đặc điểm về địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên của khu vực Đông Á.

- HS có kĩ năng đọc, phân tích lược đồ tự nhiên khu vực Đông Á, đọc ảnh cảnh quan khu vực Đông Á

2. Phương thức:

- Phương pháp nêu vấn đề: thảo luận nhóm, phân tích lược đồ, đọc ảnh cảnh quan

- Hình thức hoạt động nhóm.

3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

a) GV giao nhiệm vụ cho HS

- Đọc nội dung kênh chữ SGK mục 2

- Đọc thuật ngữ: “sơn nguyên” và “bồn địa” - GV cho HS thảo luận nhóm (3 nhóm)

+ Nhóm 1: Tìm hiếu địa hình phần đất liền 1. Xác đinh trên lược đồ những dáy núi, sơn nguyên, bồn địa và những đồng bằng lớn của phần đất liền khu vực Đông Á.

2. Phần đất liền có diện tích bao nhiêu? Nêu đặc điểm địa hình.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi

phần đất liền

1. Nêu tên các sông lớn ở Đông Á và nơi bắt nguồn của chúng?

2. Nêu những điểm giống và khác nhau của các sông Hoàng Hà và Trường Giang.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu địa hình phần hải đảo

1. Nêu đặc điểm địa hình phần hải đảo?

2. Dựa vào kiến thức đã học nhắc lại đặc điểm vành đai lửa Thái Bình Dương?

3. Quan sát H12.3 SGK cho biết chủ đề của bức ảnh, nêu hiểu biết của em về chủ đề của bức ảnh đó?

b) HS thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm(7 phút)

- Chuẩn bị báo cáo với GV và cả lớp.

- Trong quá trình thự hiện GV quan sát, hướng dẫn nếu HS cần trợ giúp.

c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả.

- GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, HS khác lắng nghe phát biểu ý kiến, bổ sung nếu có

- GV chốt kiến thức, nhận xét, đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Chuyên đề: HƯỚNG DẤN HỌC SINH TÌM HIỂU MỘT SỐ KHU VỰC CHÂU Á TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w