Đối với chính phủ, bộ công thương

Một phần của tài liệu Đề án Kinh tế thương mại: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU Đề án Kinh tế thương mại: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU Đề án Kinh tế thương mại: Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 41)

4 Nhật Bản 31.87 82.565 % 5Hàn Quốc 19.7121.392%

3.2.1. Đối với chính phủ, bộ công thương

Chính phủ, bộ công thương có vai trò định hướng, quy hoạch, quản lý đối với sản xuất và xuất khẩu cà phê. Do vậy, đổi mới và hoàn thiện công tác quản lí nhà nước và các chính sách, giải pháp về tổ chức chỉ đạo đối với ngành hàng là một trong những giải pháp quan trọng trong nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng cà phê xuất khẩu nói chung và xuất khẩu vào EU nói riêng. Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tổ chức sản xuất lớn, an toàn, bền vững, như:

Khuyến khích các hộ nông dân trồng cà phê liên kết sản xuất dưới các hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã để sản xuất, sơ chế và kinh doanh. Phối hợp với các địa phương giám sát việc trồng mới cà phê, đầu tư có trọng điểm, không dàn trải gây lãng phí. Những diện tích cà phê không theo quy hoạch sẽ không được hưởng các quyền lợi, chính sách từ phía Nhà nước, xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm. Khuyến khích tăng diện tích cà phê chè phù hợp thị hiếu thị trường EU.

Có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển khoa học công nghệ hướng đến xuất khẩu thành phẩm, nâng cao giá trị của cà phê xuất khẩu. Tăng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học để chọn tạo ra các giống cà phê có năng suất, chất lượng ổn định. Đầu tư chế tạo, xây dựng hệ thống chế biến cà phê có đặc tính kỹ thuật tương đương với các thiết bị tiên tiến của thế giới. Ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với quốc tế và thị trường EU để các doanh nghiệp thực hiện.Thông qua các chương trình khuyến

thuật sản xuất, thu hoạch, bảo quản.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, hỗ trợ xúc tiến thương mại, khuyến khích xuất khẩu thông qua Hiệp hội ngành hàng. Chuyển từ chính sách can thiệp thị trường sang hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê trên thị trường như: thành lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài, tham gia hội chợ, triển lãm, quảng bá sản phẩm tại EU. Tạo điều kiện thuận lợi để hình thành hệ thống giao dịch, ký, gửi cà phê đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, công khai, minh bạch. Có chính sách phát triển hệ thống thông tin giúp người dân và doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp với thị trường EU.

Tiếp tục duy trì, phát triển các chính sách tài chính, tín dụng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, hỗ trợ kinh phí lập dự án phát triển hạ tầng thương mại đối với cà phê; thực hiện việc hỗ trợ doanh nghiệp được vay vốn tín dụng ưu đãi để xây dựng các sàn giao dịch, các trung tâm ký, gửi cà phê. Tăng cường nguồn vốn ngân sách cải tạo, nâng cấp và đầu tư giống mới. Xây dựng các chính sách ưu đãi (như vay vốn từ ngân hàng đầu tư phát triển, hoặc tham gia chương trình cơ khí trọng điểm) nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thiết bị đồng bộ, hiện đại; khuyến khích người dân đầu tư máy móc, thiết bị, sân phơi xi măng phục vụ sơ chế - bảo quản bằng các hình thức hỗ trợ lãi suất hoặc hỗ trợ nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội. Khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm, tín dụng phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu Đề án Kinh tế thương mại: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU Đề án Kinh tế thương mại: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU Đề án Kinh tế thương mại: Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w